Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Chia sẻ, ghi nhận nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công

Thứ hai - 07/12/2015 13:55
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai tham dự tại Hội thảo

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai tham dự tại Hội thảo

Đó là mục tiêu của Hội thảo Quốc tế về nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công được tổ chức sáng ngày 04/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tổ chức. Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai, Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam - chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của gần 70 đại biểu là các học giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước; các nhà quản lý đại diện cho các cơ quan bộ, ngành liên quan; đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; đại diện cộng đồng người dân Đồng bằng sông Cửu Long; đại diện các Ủy ban sông Mê Công quốc gia Lào, Campuchia và Ủy hội sông Mê Công quốc tế.


Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai tham dự tại Hội thảo

Mục tiêu hợp tác vùng: phát triển bền vững và hài hòa lợi ích của các quốc gia
 

Trong thời gian qua, mười một công trình thủy điện nằm trên lãnh thổ Thái Lan, Lào và Campuchia được đề xuất xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công đã làm dấy lên mối quan ngại trong lưu vực là có khả năng gây ra nhiều tác động bất lợi đáng kể tới môi trường, kinh tế, xã hội tại các quốc gia ven sông, đặc biệt là tác động tới Châu thổ sông Mê Công của Campuchia và Việt Nam. Vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu sử dụng các nguồn thông tin số liệu hiện có và các bộ công cụ khoa học hiện đại để nâng cao hiểu biết về các tác động của các công trình dự kiến xây dựng trên dòng chính Mê Công lên môi trường tự nhiên và con người, kinh tế, xã hội và sinh kế của hàng chục triệu người dân sống trong Châu thổ Mê Công là rất cấp thiết.
 

 Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai phát biểu khai mạc tại Hội thảo
 

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, là quốc gia nằm ở cuối nguồn, Việt Nam quan tâm và quan ngại sâu sắc về tác động của các công trình thủy điện đến môi trường, kinh tế - xã hội của vùng hạ du Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của khoảng 20 triệu người dân Việt Nam, chắc chắn sẽ phải gánh chịu nhiều tác động luỹ tích từ các hoạt động phát triển này, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về tài nguyên nước trong lưu vực, cũng như sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu,...

 Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã đề xuất tiến hành Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tới các hệ thống môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội trên các vùng thuộc Châu thổ sông Mê Công của Campuchia và Việt Nam với sự cùng tham gia của các Chính phủ Lào và Campuchia. Việc tiến hành Nghiên cứu sẽ giúp cho Việt Nam và các quốc gia trong lưu vực đạt được các mục tiêu hợp tác vùng là phát triển bền vững và hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông.
 

Mục tiêu của Nghiên cứu là đánh giá các thay đổi của chế độ dòng chảy do xây dựng và vận hành các bậc thang thủy điện dòng chính, tác động của các thay đổi đó tới môi trường và con người ở Châu thổ sông Mê Công của Campuchia và Việt Nam. Nghiên cứu cũng hướng tới đạt được sự đồng thuận về kết quả đánh giá tác động và các khuyến nghị về các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thông qua các hoạt động tham vấn rộng rãi với các bên liên quan.
 

 Bảo đảm cơ sở khoa học, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều cơ quan, tổ chức trong  nước và quốc tế
 

"Để thực hiện nghiên cứu, một nhóm tư vấn quốc tế gồm: Tập đoàn DHI của Đan Mạch cùng Công ty HDR của Mỹ đã được lựa chọn để thực hiện. Trong suốt quá trình thực hiện Nghiên cứu, bên cạnh các đóng góp của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các tỉnh/thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác đã cử các chuyên gia hàng đầu tới trợ giúp cho các nội dung kỹ thuật, góp ý cho phương pháp tiếp cận và các kết quả của Nghiên cứu. Các Chính phủ Lào, Campuchia và Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế cũng có những đóng góp kịp thời về thông tin số liệu và chuyên gia thông qua hoạt động của Nhóm công tác kỹ thuật vùng. Tất cả nhưng sự hỗ trợ này đã giúp Nghiên cứu được nhìn nhận là đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế" - Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh.
 

Bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 2013, trong năm 2015, Nghiên cứu đã hoàn thành một khối lượng công việc quan trọng. Đó là, đã đánh giá tác động của các kịch bản phát triển thủy điện dòng chính tới vùng Châu thổ sông Mê Công (của cả Việt Nam và Campuchia) và vùng Biển hồ Tonle Sáp. Báo cáo đánh giá tác động của Nghiên cứu không chỉ xem xét tác động của các công trình thuỷ điện dòng chính mà còn xem xét thuỷ điện dòng chính kết hợp cùng các hoạt động phát triển khác mà các quốc gia ven sông đang có kế hoạch triển khai như tiếp tục phát triển thuỷ điện trên các dòng nhánh và kế hoạch chuyển nước ra ngoài lưu vực của Thái Lan. Báo cáo đã đưa ra các kết quả đánh giá tác động đối với 03 kịch bản phát triển gồm: (i) 11 công trình thuỷ điện dòng chính; (ii) 11 công trình dòng chính và thuỷ điện dòng nhánh; (iii) 11 công trình dòng chính và chuyển nước.
 

Toàn cảnh Hội thảo
 

Tại Hội thảo quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã ghi nhận và tiếp thu nhiều chia sẻ, góp ý khách quan về kết quả của nghiên cứu, các hướng nghiên cứu tiếp theo từ các các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý của bộ, ngành, các tỉnh/thành phố, các cơ quan,  tổ chức trong nước và quốc tế để hoàn thiện dự thảo Báo cáo cuối cùng của Nghiên cứu vào cuối tháng 12 năm 2015.


Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công  - Một số tác động bất lợi chính
 
Phát triển thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công có thể gây ra các tổn thất lâu dài và không thể phục hồi được đối với vùng đồng bằng ngập lũ và môi trường thủy sinh, gây tác động tiêu cực tới các điều kiện sống của hàng triệu người dân trong vùng, từ đó tạo ra các gánh nặng lên các nền kinh tế địa phương và khu vực. Châu thổ sông Mê Công là một hệ di sản thiên nhiên độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế, bậc thang thủy điện dòng chính sẽ làm thay đổi hoàn toàn và vĩnh viễn hệ di sản này dẫn tới tình trạng suy thoái tất cả các giá trị hiện có của Châu thổ.
 
Một số tác động bất lợi chính tới các lĩnh vực như: (i) Mặc dù có thể gây tác động ở mức thấp tới trung bình trong năm trung bình nước, nhưng chế độ vận hành phủ đỉnh hàng ngày và tích nước trong mùa khô của bậc thang thủy điện dòng chính có thể gây tác động từ lớn tới nghiêm trọng lên chế độ dòng chảy (sụt giảm tổng lượng 10 ngày tại Kra-chê có thể là 60% và tại Tân Châu và Châu Đốc là 40%). Đoạn sông trên phần lãnh thổ Campuchia khu hạ lưu của bậc thang thủy điện cuối cùng được coi là chịu tác động lớn nhất từ các hiện tượng sụt giảm và dao động mực nước lớn. (ii) Tổng lượng phù sa bùn cát và dinh dưỡng bị giảm tới 65% tại Kra-chê và Tân Châu – Châu Đốc, và nhỏ hơn ở những vị trí xa dòng chính, sẽ làm giảm mạnh năng suất sinh học và sản lượng nông nghiệp, làm gia tăng xói lở và ảnh hưởng tới diễn biến bồi lắng vùng ven sông và ven biển. (iii) Xâm nhập mặn sẽ gia tăng tại hầu hết các vùng ven biển. (iv) Tuyến di cư của các loài cá có tính di cư xa (cá trắng), chiếm tới 74% sản lượng của 10 loài cá có giá trị kinh tế lớn nhất, sẽ bị hoàn toàn cản trở. Các đập thủy điện cũng sẽ cản trở sự di chuyển lên thượng lưu và xuống hạ du của tất cả các loài cá và các sinh vật thủy sinh di cư khác. Nói chung, các đập thủy điện sẽ gây sụt giảm mạnh sản lượng đánh bắt cá tới 50% cho cả Việt Nam và Campuchia. Các đập trên dòng nhánh và chuyển nước có thể làm tổn thất sản lượng đánh bắt cá tăng thêm nhưng không lớn. (v) Tổn thất lớn sản lượng đánh bắt cá sẽ gây tác động bất lợi tới an ninh lương thực, sinh kế, phúc lợi xã hội và kinh tế của phần lớn người dân sống trong vùng đồng bằng ngập lũ của Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp, vào nghề cá và các nghề có liên quan. (vi) Tác động bất lợi tới đa dạng sinh học là từ lớn tới nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng của tới 10% các loài cá của Việt Nam và nam Campuchia, giảm số lượng các loài cá di cư còn sống sót, làm mất đi loài cá heo nước ngọt I-ra-oa-đy của sông Mê Công, giảm phân bố và số lượng các loài nhuyễn thể nước ngọt, và giảm khả năng di chuyển của các loài thân mềm. (vii) Điều kiện lưu thông không an toàn cho các tàu thuyền có thể xảy ra ở hạ du của các đập vận hành phủ đỉnh hàng ngày hoặc tích xả bất thường. Tác động bất lợi tới giao thông thủy ở các tuyến khác sẽ từ mức thấp tới trung bình. (viii) Tác động bất lợi lên sản xuất nông nghiệp nói chung ở mức từ thấp tới đáng kể. Tuy nhiên trong một khu vực cụ thể và xét trong một thời gian dài tác động có thể sẽ ở mức lớn. (ix) Tác động lên sinh kế của người dân trong vùng có thể sẽ ở mức lớn do gia tăng xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác động thứ cấp tới sinh kế cũng được xem xét chủ yếu do tác động trực tiếp lên sản lượng đánh bắt cá, sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. (x) Tác động về kinh tế tại các vùng ven sông và đồng bằng ngập lũ có thể ở mức lớn.

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
2022 << 12/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 213


thoi trang cong so Hôm nay : 18499

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 787661

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 63350787

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi