Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Kế hoạch tham vấn Dự án thủy điện Sa-na-kham của Lào

Thứ sáu - 20/11/2020 14:01
Vị trí các công trình thủy điện trong bậc thang thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công

Vị trí các công trình thủy điện trong bậc thang thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công

Trên cơ sở Kế hoạch tham vấn vùng của Ủy hội, kinh nghiệm từ đợt tham vấn mới đây cho Dự án thủy điện Luông Phra-bang, mới đây, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Kế hoạch tham vấn của Việt Nam cho Dự án thủy điện Sa-na-kham.

Kế hoạch tham vấn của Việt Nam nhằm giúp Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị các ý kiến liên quan đến thiết kế công trình, an toàn đập, tác động xuyên biên giới của công trình thủy điện Sa-na-kham trong tổng thể bậc thang thủy điện dòng chính Mê Công, hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động…, làm cơ sở để Việt Nam tham gia vào quá trình tham vấn vùng, kịp thời báo cáo Lãnh đạo cấp cao xem xét quyết định. Một trong các hoạt động ưu tiên trong Kê hoạch tham vấn là trao đổi với Chính phủ Lào và các quốc gia thành viên khác về các quan ngại của Việt Nam đối với Dự án thủy điện Sa-na-kham và các kết quả đánh giá tác động của Việt Nam, qua đó đề nghị Lào và chủ đầu tư xem xét điều chỉnh thiết kế và quy trình vận hành nhằm giảm thiểu tác động của công trình; tiếp tục triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức của các bên liên quan về quan điểm và chủ trương của Việt Nam đối với phát triển thủy điện dòng chính Mê Công nói chung và đối với đề xuất Dự án thủy điện Sa-na-kham nói riêng, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các quốc gia ven sông khác và các cộng đồng quốc tế và khu vực.
 
Sa-na-kham là công trình thủy điện dòng chính thứ năm của Lào tính từ thượng nguồn của bậc thang thủy điện dự kiến được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công ở Hạ lưu vực sông Mê Công. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Lào, thuộc huyện Ken-thao, tỉnh Xay-nha-bu-ly, cách Đồng bằng sông Cửu Long (biên giới giữa Việt Nam và Campuchia) 1.490 km và cách thành phố Viên Chăn 155 km về phía thượng nguồn. Công trình thủy điện Sa-na-kham có quy mô trung bình với đập cao 56 mét, dài 910 mét, và hồ chứa có tổng dung tích 987 triệu m3. Công trình có 12 tổ máy tua-bin với tổng công suất thiết kế là 684 MW, và sản lượng điện hàng năm thiết kế là 3.803 GWh. Chủ đầu tư chính của Dự án là Công ty Đa-tang của Trung Quốc. Công ty Đa-tang hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 4/2010 và nghiên cứu khả thi vào tháng 12/2012.

Vị trí các công trình thủy điện trong bậc thang thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công
 
“Phát triển thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công là vấn đề lớn, phức tạp, mang tính quốc tế sâu sắc và có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi trên dòng chính sông Mê Công đã có 14 công trình đang vận hành và đã gây ra tác động đáng kể tới vùng hạ du nên nguyên tắc tham vấn một mặt cần đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiệp định Mê Công 1995, cần dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học khách quan và lắng nghe ý kiến của tất cả các bên có liên quan, bảo đảm hài hòa lợi ích của các nước trong lưu vực”- Ông Trương Hồng Tiến, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết.
 
Theo ông Tiến, các bài học kinh nghiệm từ các đợt tham vấn trước đây cho các dự án thủy điện dòng chính Mê Công của Lào cần được xem xét vận dụng trong quá trình tham vấn cho Dự án thủy điện Sa-na-kham, đặc biệt là về việc xác định các tác động xuyên biên giới và lũy tích của tổng thể các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mê Công, và các biện pháp giảm thiểu tác động. Ta cũng cần chú trọng phối hợp chặt chẽ với bạn Lào trong quá trình thực hiện tham vấn vùng, duy trì cơ chế phối hợp giữa hai bên và các bên liên quan trong kiểm tra, giám sát chặt chẽ thực hiện các kiến nghị của Ủy hội sông Mê Công quốc tế về quan trắc, quy trình vận hành, đánh giá tác động thực tế.
 
Trên cơ sở Kế hoạch tham vấn vùng của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các kế hoạch tham vấn quốc gia cho các đợt tham vấn trước đây, Kế hoạch tham vấn quốc gia của Việt Nam tập trung vào các hoạt động chính sau: (1) Thành lập Nhóm công tác quốc gia gồm các chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực từ các Bộ, ngành có liên quan để đánh giá các tài liệu do Lào nộp về Dự án thủy điện Sa-na-kham và Báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy hội; (2) Tổ chức các hội thảo, diễn đàn tham vấn quốc gia nhằm cung cấp thông tin về Dự án thủy điện Sa-na-kham, lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế về tác động của công trình đến chế độ dòng chảy, vận chuyển phù sa bùn cát, thủy sản, giao thông thủy, môi trường sinh thái, kinh tế-xã hội, an toàn đập; hoàn thành nghiên cứu độc lập của Việt Nam; (3) Tham gia Diễn đàn tham vấn vùng để góp ý cho Báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ban Thư ký; góp ý và chia sẻ kết quả nghiên cứu của Việt Nam.
 
Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, các bên tham gia tham vấn sẽ bao gồm: Các Bộ, ngành, các cơ quan và chuyên gia khoa học kỹ thuật trong nước; các địa phương thành viên Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng.
 
Mặc dù Hiệp định Mê Công 1995 có quy định đợt đầu tham vấn sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, nhưng trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trong khu vực, các hoạt động tham vấn sẽ bị ảnh hưởng và quá trình tham vấn có thể sẽ kéo dài tới giữa năm 2021.
 
Thông tin liên hệ Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, số 23 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024-38255596, Fax: 024-38256929, Email: vnmc@monre.gov.vn.

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi