Đề xuất mục tiêu này nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ tài nguyên nước, tránh tình trạng khai thác quá mức và gây ô nhiễm đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu nước uống và vệ sinh môi trường, năng lượng, nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác. Mục tiêu này nhằm mục đích là bảo vệ cộng đồng khỏi các thảm họa liên quan đến nước. Nó hỗ trợ việc thực hiện các quyền con người với nước sạch an toàn và vệ sinh môi trường cũng như các quyền khác về chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người. Đề xuất này là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, làm cơ sở cho tất cả các nỗ lực khác để xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực vào năm 2030. Nó đưa ra các mục tiêu và các chỉ tiêu liên quan hỗ trợ các nước có thể đạt được mục tiêu xóa nghèo vào năm 2030. Nó minh họa các chi phí và lợi ích liên quan và thảo luận cách thức thực hiện.
Sơ đồ trên cho thấy mục tiêu được đề xuất và các chỉ tiêu chính được liên kết với nhau. Mục tiêu toàn cầu về nước được thiết kế để phù hợp với bối cảnh và các ưu tiên của mỗi quốc gia. Thực hiện mục tiêu này đối với nước tạo ra các lợi ích về xã hội, kinh tế, tài chính và các lợi ích khác. Sự phát triển y tế, giáo dục, nông nghiệp và sản xuất lương thực, năng lượng, công nghiệp và các hoạt động kinh tế và xã hội khác đều phụ thuộc vào hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước và phân phối các dịch vụ cấp nước và vệ sinh. Cộng đồng cũng cần được bảo vệ khỏi những rủi ro liên quan đến nước. Đáp ứng mục tiêu này kêu gọi việc cải thiện công tác quản lý nguồn nước và hành động trong các lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật, quy hoạch, điều phối và quản lý. Các công cụ cho việc chuẩn bị dự án, giám sát, và quản lý cũng sẽ cần phải được phát triển để đạt được mục tiêu đề ra. Tất cả điều này sẽ đòi hỏi nâng cao năng lực tổ chức và năng lực con người ở tất cả các cấp.
Các mục tiêu phụ
Mục tiêu toàn cầu cho nước được hỗ trợ bởi một tập hợp các mục tiêu phụ. Để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết vai trò của nước, chương trình khung đã thiết kế dựa trên năm mục tiêu kết nối với nhau. 5 mục tiêu như sau:
Một là, đạt được tiếp cận phổ cập tới nước sạch, vệ sinh môi trường
Hai là, cải thiện việc sử dụng bền vững và phát triển bền vững tài nguyên nước ở tất cả các quốc gia (x%)
Ba là, tăng cường công bằng, tăng cường sự tham gia và trách nhiệm quản lý tài nguyên nước
Bốn là, giảm lượng nước thải chưa qua xử lý (bằng x%), giảm ô nhiễm chất dinh dưỡng (y%) và tăng tái sử dụng nước thải (bằng z%)
Năm là, giảm tỷ lệ tử vong (x%) và thiệt hại kinh tế (y%) do các thảm họa liên quan đến nước gây ra
Chi tiết về các mục tiêu này, cùng với các chỉ số để theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu được trình bày trong Phụ lục. Các mục tiêu có thể đo lường ở cấp quốc gia để cho phép so sánh được tình hình thực hiện giữa các quốc gia và tập hợp kết quả thực hiện ở quy mô toàn cầu.
Các mục tiêu về nước có mối quan hệ tương quan với nhau, giúp chúng hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, tiếp cận nguồn nước uống và để đảm bảo nó được chia sẻ một cách công bằng đòi hỏi công tác quản lý tốt, cân đối nhu cầu cạnh tranh, và yêu cầu việc bảo vệ hệ thống cung cấp tự nhiên khỏi sự ô nhiễm và các thiên tai liên quan đến nước. Hơn nữa, mục tiêu về nước liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các mục tiêu khác được đề xuất trong khuôn khổ chương trình khung sau năm 2015, như mục tiêu về y tế, năng lượng, thực phẩm, việc làm, bình đẳng giới và phát triển bền vững môi trường. Vì nước là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, nên cần chứng minh sự liên kết chặt chẽ giữa nước và các mục tiêu khác, cũng như mối liên hệ với các mục tiêu liên quan. Lồng ghép các mục tiêu phát triển khác nhau thành một cấu trúc mạch lạc hướng tới việc cung cấp những lợi ích bền vững tối đa cho số lượng người lớn nhất.
Xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về nước
Việc sử dụng, phát triển và quản lý tài nguyên nước – một tài nguyên hữu hạn cũng như các dịch vụ cung cấp nước hiện nay là không bền vững. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững năm 2012 (Rio+20), chính phủ các quốc gia đã nhấn mạnh rằng
“Nước là cốt lõi của phát triển bền vững” vì nó gắn liền với một số thách thức toàn cầu quan trọng. Các mục tiêu phát triển, xóa đói giảm nghèo, khắc phục sự bất bình đẳng, thực hiện quyền con người và phát triển kinh tế bền vững, tất cả đều phụ thuộc vào hệ thống nước ngọt.
Mục tiêu toàn cầu về nước đề xuất ở đây giải quyết các ưu tiên đã được đồng thuận tại Rio + 20 và trong các quá trình liên chính phủ. Nó đưa ra các kinh nghiệm có được từ các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), từ việc các doanh nghiệp chưa hoàn thành việc thực hiện các chương trình nghị sự MDG, và kết quả thảo luận với các bên liên quan ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này cũng phản ánh các báo cáo trên chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, báo cáo về giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, Công ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc, Nhóm Phát triển của Liên Hợp Quốc, các báo cáo tiến độ của các đồng chủ tịch của Nhóm liên chính phủ về mục tiêu phát triển bền vững SDGs (OWG), và Hội nghị Thượng đỉnh về Nước ở Budapest.
Xây dựng tương lai mong muốn
Các ấn phẩm của UN-Water về một mục tiêu toàn cầu về Nước sau năm 2015 là để cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận về chương trình nghị sự sau năm 2015. Thành viên của UN-Water và các đối tác đề nghị rằng các vấn đề liên quan đến nước cần phải được giải quyết dựa trên cơ sở một mục tiêu nước cụ thể, rõ ràng để đạt được tương lai mong muốn.
Mục tiêu về nước gắn với mục tiêu phát triển của xã hội đồng thời đảm bảo sự phát triển là bền vững dài hạn. Mục tiêu về nước được đề xuất sẽ thúc đẩy các kết quả đầu ra: sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân, sự thịnh vượng, công bằng xã hội, hệ sinh thái được bảo vệ và tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng.
Nguyện vọng sau năm 2015 về xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh phát triển bền vững sẽ thất bại trừ khi phương án đề xuất để quản lý nước và cung cấp các dịch vụ liên quan đến nước được thông qua ở tất cả các quốc gia. Điều quan trọng là nước có liên quan đến các mục tiêu khác và mục tiêu về nước được lựa chọn bởi các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Ấn phẩm của UN-Water chứng minh tầm quan trọng và tính cấp bách của nhiệm vụ này cần phải được thực hiện ở quy mô toàn cầu. Hàng tỷ người chưa có cơ hội được tiếp cận với nguồn nước sạch và dịch vụ vệ sinh. Nhu cầu về nước ngọt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự cần thiết của việc xử lý nước thải để bảo tồn và bảo vệ chất lượng nước và hành động để ngăn chặn tác động của vấn đề ô nhiễm chất dinh dưỡng là bước thay đổi lớn từ "Business As Usual”. Chương trình nghị sự phát triển mới có thể kích thích các hành động khẩn cấp cần thiết để chỉnh đốn lại hướng đi hiện tại.
Mục tiêu về nước được đề xuất sẽ thúc đẩy các kết quả sau đây:
1. Sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân, sự thịnh vượng, công bằng xã hội, hệ sinh thái được bảo vệ và và tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng
2. Tiếp cận phổ cập tới nước sạch và vệ sinh môi trường, cải thiện chất lượng nước, nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ
3. Sử dụng bền vững và phát triển bền vững nguồn nước, tăng cường và chia sẻ những lợi ích sẵn có
4. Quản lý nước hiệu quả với các thể chế hiệu quả hơn và hệ thống quản trị hiệu quả.
5. Cải thiện chất lượng nước và quản lý nước thải xét đến các giới hạn môi trường
6. Giảm rủi ro thiên tai liên quan đến nước để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Phụ lục các Mục tiêu toàn cầu về nước
Mục tiêu A: Đạt được tiếp cận phổ cập tới nước sạch, vệ sinh môi trường |
Yếu tố 1: Chấm dứt việc đi tiêu lộ thiên;
Yếu tố thứ 2: Quyền tiếp cận cơ bản “nhằm đạt được tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình, cho trường học, và bệnh viện”;
Yếu tố thứ 3: Dịch vụ nước sạch và vệ sinh an toàn “cung cấp dịch vụ nước sạch và vệ sinh an toàn cho số lượng người dân không có các trang thiết bị vệ sinh ở nhà”;
|
Yếu tố thứ 4: Sự bình đẳng “đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ” .
|
Mục tiêu B: Cải thiện việc sử dụng bền vững và phát triển bền vững tài nguyên nước ở tất cả các quốc gia (x%) |
Yếu tố 1: Sử dụng nguồn nước ngọt phù hợp với nguồn tài nguyên nước sẵn có
Yếu tố 2: Khôi phục và duy trì các hệ sinh thái để cung cấp các dịch vụ liên quan đến nước
Yếu tố 3: Tăng năng suất nước cho tất cả các mục đích sử dụng |
Mục tiêu C: Tất cả các quốc gia Tăng cường sự bình đẳng, tăng cường sự tham gia và trách nhiệm trong quản lý tài nguyên nước |
Yếu tố 1: Thực hiện phương pháp tiếp cận tổng hợp để quản lý nước ở địa phương, lưu vực và cấp quốc gia trong đó có thúc đẩy một tiến trình ra quyết định có sự tham gia của các bên.
Yếu tố 2: Cung cấp tất cả các dịch vụ cấp nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân với giá cả hợp lý, có trách nhiệm, và đảm bảo sự bền vững về mặt tài chính và môi trường.
Yếu tố 3: Đảm bảo khung thể chế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, và tăng cường hiệu quả thực hiện của cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý, điều phối dịch vụ và các bên khai thác nước.
Yếu tố 4: Tăng cường chuyển giao kiến thức và phát triển kỹ năng.
|