Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Tọa đàm "Thủy điện Don Sahong và thách thức đối với Việt Nam"

Thứ tư - 10/12/2014 22:02
Ths. Nguyễn Hữu Thiện – Trung tâm Con người và Thiên nhiên phát biểu tại Tọa đàm

Ths. Nguyễn Hữu Thiện – Trung tâm Con người và Thiên nhiên phát biểu tại Tọa đàm

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức tọa đàm "Thủy điện Don Sahong và thách thức đối với Việt Nam" nhằm cung cấp thêm thông tin và các thảo luận liên quan đến đập thủy điện Don Sahong, về các tác động tiềm ẩn và các lỗ hổng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cũng như các thách thức đối với Việt Nam. Hơn 60 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước,viện nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế, nhiều cơ quan báo chí đã tham dự tọa đàm.

Dự án thủy điện Don Sahong là Dự án thủy điện thứ hai mà Chính phủ Lào chuẩn bị xây dựng trên dòng chính Mê Công sau dự án Xayaburi. Theo dự kiến sẽ do Công ty Mega First Coopration Berhad (MFCB) của Malaysia xây dựng trên cơ sở đề xuất của Chính phủ Lào với công suất 260 MW.

Theo quy định của Hiệp định hợp tác Mê Công 1995, các quốc gia thành viên Ủy ban sông Mê Công quốc tế (MRC) đề xuất xây dựng công trình sử dụng nước dòng chính sẽ phải đệ trình hồ sơ thực hiện quy trình PNPCA (Thông báo, Tham vấn, Thỏa thuận trước) để các quốc gia thành viên MRC đánh giá các tác động xuyên biên giới  đối với dự án và đi đến một thỏa thuận, và báo cáo Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án sẽ được lấy làm cơ sở để các bên đánh giá. Song, theo báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Don Sahong cho thấy còn nhiều lỗ hổng. Nếu dự án này được xây dựng cùng với 11 dự án đập được đề xuất trên dòng chính Mê Công sẽ gây ra những tác động và hệ quả nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với phù sa, nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hàng chục triệu người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (hạ lưu sông Mê Công).


Ths. Nguyễn Hữu Thiện phát biểu tại Tọa đàm

Theo đánh giá của Ths. Nguyễn Hữu Thiện – Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho rằng, dự án Don Sahong đòi hỏi phải chuyển nước từ các phân lưu khác sang kênh Hou Sahong. Điều này chắc chắn sẽ gây ra sự thay đổi thủy văn lớn trong các dòng chảy khác ở vùng Thác Khone. “Tuy nhiên, Báo cáo ĐTM chỉ phân tích thủy văn trong 5 dòng chảy xung quanh dự án và đưa ra kết luận chỉ 3 dòng (Hou Sahong, Hou Sadam, Hou Phapeng) bị ảnh hưởng - Đó là khiếm khuyết khó chấp nhận vì ở khu vực này có đến 17 dòng phân lưu” - Ths. Nguyễn Hữu Thiện phát biểu.

Bên cạnh đó, việc giảm mực nước trong mùa di cư chính, đặc biệt là vào đầu mùa mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến các loài cá ở các dòng Hou Phapeng, Hou Som Nyai, Hou Som Noi và Hou Khacheviang là điều không hề được đề cập đến.


Quang cảnh buổi Tọa đàm

Đặc biệt, vấn đề tác động lên chất lượng nước của việc đào hơn 1 triệu m3 đất đá chưa được báo cáo ĐMT phân tích, cũng như tác động chất lượng nước khi xả phù sa trong ngắn hạn lên sinh vật thủy sinh, đặc biệt là cá heo, cũng chưa được phân tích trong khi lượng phù sa xả tương đương 2 % tổng lượng phù sa hàng năm của Mê Công.

Như vậy, để cải thiện các biện pháp giảm thiểu tác động, cần phải có đánh giá khách quan, khoa học về các tác động tại chỗ, tác động xuyên biên giới, tác động tích lũy, tác động liên hoàn, về các mặt môi trường, kinh tế, xã hội. Riêng về cá, cần đánh giá tác động xuyên biên giới về đa dạng loài, sản lượng, giá trị kinh tế, xã hội, dinh dưỡng, an ninh lương thực, sinh thái, vai trò trong chuỗi thực phẩm. Các biện pháp giảm thiểu tác động hiện nay chỉ là lý thuyết, cần phải được chứng minh thuyết phục. Bên cạnh đó, việc có một chương trình theo dõi tác động mang tính khoa học là vô cùng cần thiết.

Tác giả bài viết: Ngọc Điệp (dwrm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi