Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Hợp tác quốc tế

Tọa đàm về viễn cảnh Mê Công

Thứ sáu - 30/10/2015 10:03
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Quang cảnh buổi Tọa đàm

Sáng ngày 29/10 tại Hà Nội, Trung tâm con người và thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Henry L.Stimson tổ chức buổi tọa đàm “Viễn cảnh Mê Công: Thay đổi và kỳ vọng” nhằm chia sẻ những phân tích của các diễn giả cũng như thảo luận về những khía cạnh xung quanh tiến trình phát triển Mê Công và các kịch bản tương lai dựa trên những hiểu biết và tri thức hiện nay. Tham dự tọa đàm có các tổ chức, cá nhân đến từ các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đối tác phát triển cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết, những năm qua động thái phát triển thủy điện trên dòng sông Mê Công đã dấy lên nhiều thảo luận cũng như quan ngại về tương lai của lưu vực. Các công trình thủy điện Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, cũng như những dự án dòng chính khác đang là nhân tố tạo ra nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế, chính trị và hợp tác phát triển trong khu vực.


 Ông Trịnh Lê Nguyên (ngoài cùng bên trái) - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên phát biểu tại Tọa đàm

Tiến sỹ Đào Trọng Tứ, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích ứng với Biến đổi khí hậu (Hội Tưới tiêu Việt Nam) cho biết, mặc dù được đánh giá là con sông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có mức độ đa dạng sinh học cao, song lưu vực sông Mê Công vẫn được xem là khu vực có nền kinh tế kém phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao. Hiện nay, tất cả các nước trong lưu vực Mê Công đều tìm cách đẩy mạnh phát triển kinh tế, kể cả việc tìm cách khai thác ngày càng nhiều các lợi thế về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Công và coi đó là biện pháp cần thiết để vượt qua nghèo đói. Và một trong những tiềm năng to lớn của sông Mê Công đó chính là thủy điện.

“Việc các quốc gia đang khai thác mạnh mẽ các tài nguyên trong lưu vực sông Mê Công và tiềm năng thủy điện, đặc biệt trên dòng chính ở cả phần thượng lưu và hạ lưu sông Mê Công đang là những thách thức lớn cho vấn đề hợp tác Mê Công. Do đó, việc tích cực đấu tranh tăng cường cơ chế hợp tác Mê Công để thực hiện hiệp định Mê Công 1995 là một biện pháp vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của Việt Nam là quốc gia nằm cuối nguồn. Bên cạnh đó, việc lồng ghép hợp tác Mê Công vào các hợp tác khu vực  (ASEAN, GMS…), các diễn đàn, chương trình hợp tác song phương là một biện pháp cần được thực hiện nhất quán và liên tục” - Tiến sỹ Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.


Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Theo ông Nguyễn Hồng Toàn, Cố vấn quốc gia trong xây dựng Chiến lược phát triển lưu vực nhận xét,  xu thế phát triển tài nguyên nước là tất yếu và phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Song, nhiều nước lưu vực sông quốc tế đã sử dụng công cụ chia sẻ lợi ích và chi phí để thúc đẩy và duy trì hợp tác. Do vây, các quốc gia lưu vực sông Mê Công nên xem xét áp dụng cụ thể hướng giải pháp này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên xem xét rõ hơn về vị trí các tiểu lưu vực sông của mình để có các bước đi phù hợp trong duy trì và thúc đẩy hợp tác Mê Công. Đặc biệt, việc lồng ghép hợp tác Mê Công với quản lý và phát triển tài nguyên nước và với các sáng kiến hợp tác khác là rất cần thiết.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự cũng đã cùng nhau chia sẻ và thảo luận sôi nổi xung quanh các vấn về đập thủy điện trên sông Mê Công, chiến lược phát triển Mê Công, những kiến giải mới về tương lai thủy điện Mê Công, động thái phát triển mới trên sông Mê Công và tác động lên hợp tác khu vực, Công ước LHQ về nguồn nước và tiền năng giải quyết các vấn đề hợp tác phát triển dòng sông quốc tế.

Tác giả bài viết: Ngọc Điệp (dwrm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi