Sau hơn 100 cuộc hội thảo, hội nghị và sự kiện trong suốt Tuần lễ Nước Thế Giới diễn ra từ ngày 01 đến ngày 6 tháng 9 năm 2013 tại Stockholm Thụy Điển, Nhóm Công tác chuyên đề của Liên Hợp Quốc chính thức đề xuất:
Mục tiêu phát triển Nước bền vững
Nước là cốt lõi của phát triển bền vững toàn cầu, là một nguồn tài nguyên liên ngành. Trong chương trình nghị sự về Nước sau năm 2015, nước cần được xem xét và tích hợp với tất cả các lĩnh vực khác như năng lượng và an ninh lương thực. Với vai trò trung tâm đối với mỗi cá thể, hệ sinh thái và phát triển kinh tế, nước là một công cụ mạnh mẽ cho hợp tác xuyên biên giới, giữa các ngành nghề và cộng đồng.
Một mục tiêu cụ thể cho Nước là cần thiết cho một thế giới, nơi con người có thể sống an toàn và nhân văn. Đến năm 2030 những điều sau đây cần đạt được:
Tăng gấp đôi năng suất nước toàn cầu.
Nhu cầu về nguồn nước đang gia tăng đáng kể, tăng trưởng dân số và kinh tế đi đôi với tình trạng đô thị hóa và biến đổi khí hậu, gây gia tăng áp lực về tài nguyên nước trên toàn thế giới
Để đáp ứng nhu cầu, Cần chú ý đến tiềm năng sử dụng nước liên ngành. Sử dụng nước hiệu quả. Phân bổ nước một cách công bằng và hiệu quả trong giới hạn sinh thái đòi hỏi phải cải thiện chất lượng quản lý nước, sử dụng và tái sử dụng nước. Những biện pháp này sẽ giúp quản lý được nhu cầu nước đang tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tăng trưởng trong vấn đề lương thực, năng lượng, hàng hóa và dịch vụ - cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội.
Thông qua các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ hơn và thông minh về việc sử dụng nước và cải thiện quản lý nhà nước có thể tăng gấp đôi giá trị sử dụng mỗi lít nước dùng.
Hiện thực hóa quyền con người được tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường
Đầu tư về Nước và vệ sinh môi trường là một mệnh lệnh đạo đức, một yêu cầu cơ bản về tính an toàn, nhân văn và sức hấp dẫn về kinh tế của một nền kinh tế. Phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng phải gánh tránh nhiệm về nước cho gia đình và cũng là đối tượng phải chịu ảnh hưởng do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường không đảm bảo với các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, an ninh và giáo dục cũng như cơ hội của họ cho sự phát triển và thịnh vượng.
Đường lối chính trị và phương pháp quản lý nước tiên tiến có tầm quan trọng chiến lược cho việc hiện thực hóa quyền con người về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Tăng khả năng phục hồi các thảm họa liên quan đến nước
Nước là nguồn liên kết giữa khí hậu, xã hội, con người và môi trường tự nhiên, do vậy những thiên tai liên quan đến nước như lũ lụt và hạn hán là những thiên tai tồi tệ nhất và thường xuyên nhất.
Tăng khả năng phục hồi thảm họa liên quan đến nước bằng việc quản lý rủi ro toàn diện, duy trì hệ sinh thái lành mạnh và nâng cao chất lượng nước là điều kiên tiên quyết cho việc cấp nước sạch, nhu cầu lượng thực, năng lượng và các nhu cầu cơ bản khác của con người và xã hội cho tương lai mà chúng ta đang mong muốn.
Quản lý nước khôn ngoan, xây dựng phương pháp quản lý dựa trên tiếp cận hệ sinh thái là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo khả năng phục hồi. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp quy hoạch, xây dựng và cải tiến quản lý xã hội sẽ cứu được nhiều mạng người, sinh kế và và tài sản.
“Tuần lễ Nước Thế giới – Stockholm 2013”, là một trong 2 sự kiện lớn nhất về nước được tổ chức hàng năm trên thế giới (Tuần lễ Nước Quốc tế Singapo và Tuần lễ nước Thế giới Stockholm)./.