Gần đây nhất là vào năm 2013, mực nước trên hầu hết các Hồ lớn – Ngũ đại hồ rất thấp. Vào thời điểm đó, một số chuyên gia cho rằng do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với các hoạt động khác của con người như nạo vét kênh, dẫn nước sẽ khiến mực nước tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, với khoảng hơn 30 triệu người sống trong lưu vực Hồ Lớn (Great Lakes) và nhiều đối tượng khác đang phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước của hồ từ nguồn nước sinh hoạt, nước sử dụng công nghiệp, cho giao thông vận tải, thương mại và giải trí cũng có thể là nguyên nhân khiến mực nước hồ suy giảm.
Nhưng kể từ năm 2014, khi mực nước dâng cao cũng đặt ra nhiều thách thức cho khu vực, bao gồm xói mòn bờ, gây thiệt hại về tài sản, di dời các gia đình và chậm trễ trong việc canh tác vào mùa xuân. Thống đốc bang New York - Ông Andrew Cuomo cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với lũ lụt xung quanh hồ Ontario cùng với các hành động kêu gọi các quyết định quy hoạch tốt hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Về khía cạnh thủy văn và khoa học khí hậu, các nhà khoa học tin rằng sự chuyển đổi nhanh chóng giữa mực nước cực cao và cực thấp của Ngũ Đại Hồ - Hồ Lớn đạt được sự bình ổn như vốn có. Trong khi, lượng mưa ngày càng tăng, mối đe dọa của lượng bốc hơi cao và sự kết hợp của cả những sự kiện khí hậu thường xuyên và bất thường - như sự bùng nổ không khí lạnh cực độ - đang đưa khu vực này vào lãnh thổ chưa được nghiên cứu và quản lý đầy đủ.
Dòng chảy từ tuyết tan chảy tích tụ quanh Hồ Lớn mùa đông vào ngày 25 tháng 3 năm 2019, Nguồn: Đài thiên văn Trái đất của NASA
Tính toán dung lượng nước hồ
Mực nước hiện tại trên Ngũ Đại Hồ đang lập kỷ lục. Hồ Superior, hồ nước ngọt lớn nhất trên Trái đất tính theo diện tích bề mặt, đã vượt qua kỷ lục mức 183,7m trong tháng 5/2019, và sẵn sàng thiết lập kỷ lục mới cho tháng 6. Hồ Erie, hồ lớn thứ chín thế giới theo diện tích bề mặt, không chỉ vượt qua mực nước kỷ lục trong tháng 5/2019, mà còn là kỷ lục mực nước hàng tháng mọi thời đại của nó là 175m kể từ tháng 6 năm 1986.
Những thái cực này là kết quả của những thay đổi dung lượng nước của Hồ Lớn (Great Lakes), cũng như sự di chuyển của lượng nước vào và ra khỏi hồ. Mực nước trên các hồ dao động theo thời gian, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố: mưa và tuyết rơi, sự bốc hơi trên các hồ và dòng chảy chảy vào từng hồ từ các nhánh sông và suối.
Vai trò của biến đổi khí hậu
Mực nước hồ lớn đã thay đổi trong quá khứ, vậy làm thế nào để chúng ta biết liệu biến đổi khí hậu có phải là một yếu tố trong những thay đổi đang diễn ra bây giờ và tại khu vực này hay không?
Những thay đổi trong chu kỳ theo mùa của tuyết và dòng chảy phù hợp với thực tế là mùa xuân đang đến sớm hơn trong điều kiện khí hậu thay đổi. Với mô hình khí hậu hiện nay, xu hướng này sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tương tự, nhiệt độ hồ tăng góp phần làm tăng sự bốc hơi. Khi mô hình thời tiết khô, điều này tạo ra mực nước hồ thấp hơn.
Thời kỳ ẩm ướt và khô hạn bị ảnh hưởng bởi các cơn bão, có liên quan đến các quá trình có tính quy mô toàn cầu như El Niño. Tương tự, sự bùng phát không khí lạnh có liên quan đến nhưng dòng khí từ các cực trái đất và các dịch chuyển liên quan đến các dòng khí này. Những di chuyển của các dòng khí mang tính toàn cầu này thường có tác động gián tiếp đến thời tiết tại khu vực Ngũ Hồ (Great Lakes). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa làm rõ được những mối quan hệ này sẽ thay đổi như thế nào khi hành tinh ấm lên.
Công cụ để dự báo tốt hơn
Những thay đổi nhanh chóng về điều kiện thời tiết và cấp nước trên khắp các hồ trong Ngũ Hồ và vùng Trung Tây được phân tích phía trên đã tạo ra các thách thức trong việc xây dựng chính sách quản lý nước, cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hành vi, hoạt động của con người.
Hồ lớn (Great Lakes) được coi là một trong những nguồn nước quan trọng của nước Mỹ. Các cơ quan chính phủ và dự báo thời tiết cần có các công cụ mới để đánh giá điều kiện khí hậu trong tương lai có thể ảnh hưởng đến nguồn nước, dung lượng và mực nước Great Lakes, cùng với các dự báo ngắn hạn tốt hơn để kịp thời nắm bắt các điều kiện thay đổi bất thường hiện nay và trong tương lai.