Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

Cách thức mới để ngăn chặn lũ lụt

Thứ ba - 28/07/2015 16:14
Công viên Bishan, Singapore.

Công viên Bishan, Singapore.

Đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu là hai thách thức lớn mà nhiều thành phố hiện đang phải đối mặt. Điều này đặc biệt đúng ở châu Á nơi mà biến đổi khí hậu sẽ dẫn sự xuất hiện thường xuyên hơn và nhiều lần hơn các hình thái thời tiết cực đoan như mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị ở quy mô rộng. Mực nước biển tăng có thể làm giảm hiệu quả của các hệ thống thoát nước ở các thành phố ven biển. Hơn nữa, đô thị hóa làm tăng diện tích bề mặt ít thấm làm cho dòng chảy nhiều hơn và ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước tự nhiên.

Hệ thống thoát nước hiện tại sẽ ít ứng phó được nếu cường độ mưa và dòng chảy ngày một nhiều hơn. Phương pháp truyền thống để giải quyết vấn đề ngập lụt đô thị là tăng cường khả năng thoát nước bằng cách xây dựng nhiều hơn và đường ống lớn hơn, nhiều kênh rạch và hồ điều hoà hơn. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch và thiết kế hệ thống thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức: kịch bản biến đổi khí hậu đang thay đổi nhiều hơn, đặc biệt là đối với những kịch bản dài hạn, và không biết tính chính xác như thế nào trong tương lai khi gia tăng dân số và sử dụng đất sẽ phát triển. Do đó, nếu sử dụng cách tiếp cận truyền thống thì sẽ có rủi ro khi thiết kế hệ thống thoát nước. Do vậy, cần một cách tiếp cận khác để tạo ra hệ thống thoát nước linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thay đổi trong tương lai.

Ở nhiều quốc gia, phương pháp tiếp cận quản lý nước đô thị mới đã xuất hiện để tính đến biến đổi lượng nước mưa cùng với những thách thức quản lý nước đô thị khác. “Thiết kế đô thị nhạy cảm về Nước” có nguồn gốc ở Úc là cách tiếp cận mới nhất về quản lý nước đô thị. Một số cách tiếp cận khác bao gồm “Phát triển tác động thấp” - Mỹ), “Hệ thống thoát nước bền vững” - Anh và Hạ tầng xanh.

Mục đích của các cách tiếp cận mới này nhằm giảm bớt áp lực lên các hệ thống thoát nước hiện có và cung cấp một phương án thay thế ít tốn kém hơn quá trình thay thế hoặc nâng cấp các mạng thoát nước hiện có (mà thường là cho một phần lớn nằm dưới mặt đất). Sự kết hợp của các hệ thống thoát nước thông thường cùng với các phương pháp tiếp cận mới có thể tạo ra hệ thống thoát nước với khả năng mở rộng và linh hoạt hơn, có thể thích ứng được theo thời gian.


Công viên Bishan, Singapore. 

Các phương pháp tiếp cận mới có thêm các lợi ích như tích hợp với cơ sở hạ tầng đô thị xanh như công viên, cải thiện chất lượng sống đô thị; giúp giải quyết các vấn đề chất lượng nước; và làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt ở đô thị. Nước được dự trữ và thu gom cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác do đó sẽ giảm lượng nước máy sử dụng, ví dụ, nước được lưu trữ trong các hồ lắng có thể được sử dụng để tưới vườn trong mùa khô.

Một số ví dụ về các thành phố đã áp dụng phương pháp tiếp cận mới cho thiết kế hệ thống thoát nước như ở Singapore, Rotterdam ở Hà Lan và các thành phố ven biển như Tuy Hòa, Sóc Trăng và Quy Nhơn ở Việt Nam. Tại Singapore, các dự án hàng đầu trong chương trình “Thiết kế nhạy cảm về nước” là việc chuyển đổi một cống bê tông 3km thành một con sông uốn khúc có độ dốc thoai thoải. Tại Rotterdam một quảng trường nước được phát triển, đó là một quảng trường công cộng trong mùa khô và là lưu vực thu nước trong mùa mưa. Phương pháp tiếp cận mới cũng được chứng minh ở các thành phố nhỏ hơn ở Việt Nam như: Tuy Hòa, Sóc Trăng, Quy Nhơn, nơi đã nâng cấp hệ thống thoát nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện bằng cách sử dụng dòng chảy theo mức lũ lịch sử trong thiết kế các hệ thống thoát nước. Phương pháp tiếp cận này đã giải quyết tính không chắc chắn trong tương lai thông qua dự trữ tạm thời, thấm và các phương pháp khác.

Mặc dù có rất nhiều dự án thành công mang tính riêng lẻ, nhưng việc quy hoạch và thiết kế một hệ thống thoát nước thực sự linh hoạt theo phương pháp mới vẫn phải đối mặt với những thách thức.

Thứ nhất, việc quy hoạch và thiết kế mới hệ thống thoát nước bao gồm một hệ thống thông thường kết hợp với hệ thống phân phối mới, tạo thành một hệ thống tích hợp. Mặc dù đây là một cách tiếp cận linh hoạt hơn, nhưng việc lập kế hoạch và thiết kế cần phải xem xét đến tính thiếu chắc chắn, lựa chọn nhiều thiết kế, cũng như sự kết hợp và trình tự lựa chọn theo thời gian mà có thể dẫn đến vấn đề lập kế hoạch phức tạp. Để hỗ trợ việc ra quyết định đúng đắn đem lại những lợi ích cao nhất cho xã hội, thì cách tiếp cận như các “Lộ trình thích ứng” và “Phân tích các lựa chọn thực tế” đã được phát triển, mặc dù từ lý thuyết đến thực tế đòi hỏi một sự phát triển liên tục.

Thứ hai, cho đến nay, có nhiều chú ý tập trung vào các hệ thống hiện tại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự phát triển của các vùng cánh đồng xanh đang đối mặt với những câu hỏi khác nhau. Đặc biệt, không có phương pháp hay cách tiếp cận với các quyết định dựa trên sự kết hợp tối ưu giữa hệ thống thông thường và các giải pháp mới.  Phương pháp tiếp cận lên kế hoạch cho hệ thống hiện có thường rất lâu và ngân sách thì rất hạn chế.

Thứ ba, hầu hết các thành phố thiếu các khung thể chế cho cách tiếp cận mới trong lập kế hoạch và thiết kế hệ thống thoát nước. Các đơn vị phụ trách thoát nước đã phát triển việc lập quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống thoát nước thông thường. Cách tiếp cận mới yêu cầu cần có sự tích hợp của quản lý hệ thống thoát nước với quy hoạch đô thị như hệ thống thoát nước trở thành một phần của không gian đô thị. Hợp tác chặt chẽ với trách nhiệm của các bộ, ban ngành khác về phát triển xanh đô thị và xã hội cần được tạo điều kiện.

Thứ tư, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng là vô cùng quan trọng và phải trở thành một phần của cách tiếp cận mới. Cộng đồng phải có nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu như vấn đề ngập lụt và thực tế sự thích ứng này không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ. Các hộ gia đình, công ty và các tổ chức khác có trách nhiệm của mình, chẳng hạn như tạo ra không gian lưu trữ và làm chậm dòng chảy thông qua các khu vườn xanh hay các mái nhà.

Hơn nữa, một thành phố có hệ thống thoát nước thích ứng tốt với biến đổi khí hậu thông qua các tính năng và hệ thống đòi hỏi linh hoạt, thoát tốt theo đánh giá của cộng đồng. Khuyến khích mọi người tham gia với trong cách tiếp cận mới đòi hỏi cần phát triển các đề án, kế hoạch truyền thông ví dụ như một chương trình hỗ trợ mái nhà xanh và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm thay thế các công trình bằng gạch trong các khu vườn ở Hà Lan hay hệ thống giấy chứng nhận thiết kế nhạy cảm về nước nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội cũng như hình ảnh các tòa nhà xanh ở Singapore.

Tóm lại, cách tiếp cận mới để ngăn chặn lũ lụt ở đô thị là cách phát triển tốt và sẽ góp phần làm giảm thiệt hại do lũ và cải thiện chất lượng cuộc sống trong một môi trường thay đổi. Tuy nhiên, thách thức và các vấn đề thực tế trong thiết kế và thực hiện cần phải được giải quyết trước khi đạt được thành công, hệ thống thích ứng thực sự cần phải được phát triển.

Tác giả bài viết: Thanh Huyền (dwrm dịch)

Nguồn tin: globalwaterforum.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi