Tiếp cận nguồn nước và sử dụng nước là mối quan tâm và thách thức chính đối với nhiều hộ gia đình nông thôn, cho dù là sử dụng nước uống hay sinh hoạt, sử dụng cho tưới tiêu và chăn nuôi. Sự thay đổi của khí hậu khiến cho thay đổi mô hình mưa ở nhiều vùng nông thôn.
Việc tiếp cận hệ thống tưới quy mô nhỏ đang trở thành một công cụ quan trọng để giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và cải thiện phúc lợi cho các hoạt động canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ. Nhưng không phải tất cả nông dân đều có thể tiếp cận và sử dụng những lợi ích mà các hệ thống này cung cấp - đặc biệt là những người phụ nữ tại những quốc gia nghèo.
Tại khu vực Thượng Đông của Ghana, nơi mà lượng nước tưới đang bị thiếu hụt và hạn chế ở nhiều cộng đồng do không có đập dự trữ. Người dân lấy nước từ lòng sông để tưới cho những mảnh đất nhỏ gần sông, tuy nhiên những người phụ nữ không có đất ở gần sông sẽ không thể lấy nước để tưới cho đồng ruộng của họ do họ không có đủ sức khỏe để đào giếng để có nước tưới. Mặc dù thiếu khả năng tiếp cận như vậy, nhiều phụ nữ ở vùng này vẫn đóng góp sức lao động của chính họ để tưới tiêu cho việc canh tác nông nghiệp của mình bằng cách tự mang, gách nước về bằng nhưng thùng nhựa và can nước.
Trong khi phụ nữ làm việc cùng với nam giới và chia sẻ cùng một mục tiêu để cải thiện sinh kế nông nghiệp và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ phải đối mặt với những thách thức khác nhau và cơ hội không bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng lợi từ các công nghệ tưới tiêu.

Để giải quyết những khác biệt này và đảm bảo các chương trình, dự án quản lý nước và thủy lợi có lợi cho phụ nữ cũng được công bằng như nam giới, những người ra quyết định cần xem xét các phương pháp có tính đến sự khác biệt trong vai trò nông nghiệp của phụ nữ và nam giới, cũng như các phương pháp phù hợp với bối cảnh để tiếp cận nông dân nữ.
Nhìn vào sự khác biệt về cách chi phí và lợi ích của các công nghệ tưới quy mô nhỏ được phân bổ giữa nam và nữ trong cùng một hộ gia đình, nghiên cứu của IFPRI (một tổ chức quốc tế) cho thấy phụ nữ bị hạn chế hơn trong việc áp dụng và hưởng lợi từ công nghệ tưới so với nam giới. Ở Tanzania, trong khi đàn ông bắt đầu sử dụng máy tưới nhỏ giọt và máy bơm động cơ thì những người phụ nữ trong cộng đồng vẫn dựa vào các phương pháp tưới thủ công như xách nước bằng xô để tưới ruộng đồng. Trong một số trường hợp, khoảng cách giữa hai giới về việc ra quyết định và quyền sở hữu tài sản giữa nam và nữ tăng lên sau khi giới thiệu và áp dụng công nghệ tưới tiêu cho phụ nữ, cũng như giảm thời gian và gánh nặng làm việc của phụ nữ.
Khi công nghệ tưới tiêu được thiết kế phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và phụ nữ có thể sử dụng và hưởng lợi từ công nghệ, phụ nữ có thể có địa vị cao hơn trong gia đình và cộng đồng. Ví dụ, ở Tanzania, nghiên cứu cho thấy phụ nữ kiểm soát thu nhập từ vườn rau và bày tỏ sự hài lòng với việc tiếp cận với bộ dụng cụ tưới nhỏ giọt giúp tăng năng suất của khu vườn của họ và do đó giảm sự phụ thuộc vào thu nhập của chồng.
Hơn nữa, khi phụ nữ được hưởng lợi từ việc tiếp cận các công nghệ tưới tiêu, có thể dẫn đến kết quả cải thiện về sinh kế, sức khỏe và dinh dưỡng. Những cách thức có thể diễn ra theo những cách khác nhau dựa trên các bối cảnh địa phương và tùy thuộc vào vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp và thẩm quyền ra quyết định của họ ở nhà và trong cộng đồng đó.
Về sản xuất: tăng khả năng tiếp cận nguồn nước cho tưới tiêu làm giảm rủi ro mất mùa, có thể tăng năng suất cây trồng tới ba lần và có thể cho phép nông dân luân canh mỗi năm, thậm chí có thể trồng trọt ngay trong thời kỳ khô hạn. Bằng chứng nổi bật cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng sử dụng các công nghệ tưới tiêu để trồng các loại cây trồng dinh dưỡng cho gia đình, trong khi đàn ông thích trồng hoa màu. Trong một số bối cảnh, phụ nữ thích trồng loại cây trồng đa dạng hơn, điều này có thể dẫn đến cải thiện chất lượng chế độ ăn uống, dinh dưỡng ở nơi sự đa dạng sản xuất thấp.
Thu nhập: Đàn ông và phụ nữ cũng có xu hướng chi tiêu thu nhập nông nghiệp khác nhau, với phụ nữ có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, sức khỏe và chi phí giáo dục. Do đó, sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn có thể thấy rõ khi sự kiểm soát của phụ nữ đối với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tăng lên.
Cấp nước, vệ sinh và sức khỏe: Việc tiếp cận các công nghệ tưới tiêu quy mô nhỏ cũng có thể có lợi khi nước tưới được sử dụng cho nhiều mục đích.Thông thường trách nhiệm của phụ nữ là việc lấy nước sinh hoạt về cho gia đình. Việc họ tham gia vào việc thiết kế hệ thống tưới tiêu và tiếp cận với các công nghệ tưới quy mô nhỏ có thể vừa giảm thời gian lấy nước vừa cung cấp nhiều nước hơn cho các hoạt động vệ sinh cũng đồng thời đảm bảo môi trường vệ sinh tốt hơn.
Đặc biệt là vấn đề hòa hợp về giới có thể giúp đảm bảo rằng phụ nữ tham gia và hưởng lợi từ việc tưới tiêu, đồng thời tạo điều kiện cho việc thực thi đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường và sức khỏe trong chu trình sản xuất, tưới tiêu đến thu hoạch đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe người dân.
Thiết kế và cung cấp các công nghệ tưới tiêu với các yêu cầu về lao động, di động, chi phí và sử dụng phù hợp với phụ nữ có thể giúp đảm bảo nhu cầu cao hơn và phù hợp hơn. Phụ nữ cũng cần có kiến thức về các công nghệ và thực hành tưới tiêu phù hợp với nhu cầu của họ.
Việc tích hợp các phương pháp tiếp cận nhạy cảm về giới để phổ biến công nghệ thủy lợi, tưới tiêu có thể tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ này rộng hơn, dẫn đến sinh kế nông nghiệp được cải thiện, an ninh lương thực và dinh dưỡng được cải thiện, tăng khả năng phục hồi khí hậu khi thực thiện được việc trao quyền cho phụ nữ.
Công việc này được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Quỹ Bill & Melinda Gates và các chương trình nghiên cứu CGIAR: Nông nghiệp vì Dinh dưỡng và Sức khỏe (A4NH); Chính sách, tổ chức và thị trường (PIM); và Nước, Đất và Hệ sinh thái (WLE).