Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

FAO công bố tóm tắt chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong nông nghiệp và y tế

Thứ sáu - 05/06/2020 09:18
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ủy ban về Đất và Nước của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) gần đây đã phát hành một bản tóm tắt chính sách về quản lý tổng hợp nước cho nông nghiệp và y tế, sức khỏe nhằm đưa ra các thách thức đang diễn ra và đề xuất các khuyến nghị về phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước bao gồm: Giá trị của nước trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của nước trong việc bảo vệ sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái.

Cách tiếp cận đa ngành này trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng “Một Nước - Một Sức khỏe” cho thấy, các quyết định liên quan đến sử dụng đất và nước thực sự có ý nghĩa đối với sức khỏe của con người và cả hệ sinh thái.
 
Áp lực ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước và sử dụng quá mức nguồn nước mặt và nước ngầm hiện nay, cùng với mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm như đại dịch toàn cầu COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới hiện nay đòi hỏi cần có các phương pháp và đổi mới trong quản lý nước.
 
COVID-19 và Mục tiêu thiên niên kỉ 6  (SDG6) 
 
Đại dịch COVID-19 khiến thế giới phải nhắc lại tầm quan trọng sống còn của việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 6: Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nước, vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người. 
 
Đại dịch COVID-19 liên quan chặt chẽ đến nước và vệ sinh. Một trong những biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất được khuyến cáo  là rửa tay thường xuyên để giúp ngăn ngừa lây nhiễm, cùng với các biện pháp quan trọng khác như cách xa vật lý, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng; và những cách thức khác.
 
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 2,2 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vệ sinh và có khoảng 4,2 tỷ người không được tiếp cận cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cho các dịch vụ vệ sinh (UNICEF và WHO, 2019), khiến những người này dễ bị tổn thương hơn nhiều trong thời gian dịch bệnh.
 
Nước cũng rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và là yếu tố chính để đảm bảo an ninh lương thực. Nước là huyết mạch của các hệ sinh thái, bao gồm rừng, hồ và vùng đất ngập nước. An ninh lương thực, dinh dưỡng hiện tại và tương lai của chúng ta đều đang phụ thuộc vào nguồn nước. Tuy nhiên, tài nguyên nước của chúng ta lại đang suy giảm ở mức đáng báo động.


Nông nghiệp chiếm 70% lượng nước nước sử dụng trên toàn thế giới 
 
Nông nghiệp chiếm 70% lượng nước nước sử dụng trên toàn thế giới và do đó áp lực về nguồn cung cấp nước cho các ngành công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp đang ngày càng gia tăng. Đó là lý do tại sao quản lý tài nguyên nước bền vững để tăng năng suất nước trong sản xuất lương thực và nông nghiệp thực sự rất quan trọng.
 
Nông nghiệp và các bệnh từ nước
 
Nông nghiệp có thể coi là một nguồn gây ô nhiễm nước quan trọng từ các nguồn như: các loại cây trồng không bền vững, chất thải từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng như lạm dụng phân bón (bao gồm cả phân chuồng), thuốc trừ sâu, vi khuẩn, vi sinh vật và dư lượng kháng khuẩn, thuốc kháng sinh, .. thông qua nước rỉ từ các bãi rác, nước chảy tràn và dòng chảy ngầm từ đất trồng trọt và hoạt động chăn nuôi.
 
Ngày nay, có tới hơn 1400 bệnh truyền nhiễm đã được nhận diện và mô tả bởi y học hiện đại và hầu hết chúng sẽ gây ra bệnh tật cho con người và động vật. Do vậy, sức khỏe của con người gắn liền với sức khỏe của hệ sinh thái.
 
Do đó, một sự hiểu biết rộng hơn về sức khỏe và bệnh tật đòi hỏi sự thống nhất về cách tiếp cận chỉ có thể đạt được thông qua sự đồng thuận về sức khỏe của con người, động vật và môi trường - Một Sức khỏe. Sự suy thoái của các hệ sinh thái, chẳng hạn như rừng nguyên sinh, các vùng đất chăn thả, các vùng đất ngập nước, thường tạo điều kiện cho sự lây lan của các bệnh trên động vật. 
 
Những đợt bùng phát gần đây của virus West Nile, bệnh virus Ebola, SARS, bệnh thủy đậu, bệnh bò điên, cúm gia cầm và COVID-19 nhắc nhở chúng ta rằng sức khỏe của con người và động vật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những căn bệnh này có thể lây lan cho con người không kiểm soát được. Do vậy, cần phải có sự hiểu biết rộng hơn, cụ thể hơn về sức khỏe, bệnh tật với môi trường sinh thái, đồng thời cần phải có được sự tiếp cận đồng thuận đối với các vấn đề này. Các cách tiếp cận này cần phải dựa trên ba cân nhắc quan trọng và khẩn cấp sau: 
 
• Nhu cầu cấp thiết để giải quyết đồng thách thức về sức khỏe của con người và động vật; nhận thức được rằng những căn bệnh từ nước đã và đang đặt ra những thách thức đối với cả việc bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh và các nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, bao gồm cả nguồn cung cấp thực phẩm.
 
• Bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái được bảo vệ và quản lý bền vững, bao gồm cả bảo tồn quản lý chất lượng và số lượng nguồn nước là những nền tảng quan trọng cho sức khỏe và phúc lợi cho hiện tại và tương lai.
 
• Cần phải tăng các nguồn tài trợ liên ngành, cung cấp các cơ hội quan trọng để cải thiện sức khỏe toàn cầu thông qua các khoản đầu tư cho môi trường nông nghiệp.
 
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thúc đẩy cách tiếp cận đa ngành trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo khái niệm “Một Sức khỏe - Một Nước”, được phản ánh trong SDG6. Cách tiếp cận này cho thấy, các quyết định liên quan đến sử dụng đất và nước có ý nghĩa thực sự đối với sức khỏe, y tế cho con người. 
 
Khái niệm FAO “Một Nước - Một Sức khỏe”  (One Water - One Health) đưa ra cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước một cách tổng hợp, quản lý nước dưới mọi hình thức và nhận ra vai trò nội tại của nước trong việc bảo vệ sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái, thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 
Các phương pháp truyền thống để quản lý nước đã phân mảnh, phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên, thay đổi địa mạo trong khi không xem xét các giá trị của nước cũng như sự đa dạng của các nguồn nước. Đồng thời, các phương pháp truyền thống đã không giải quyết được mối liên hệ giữa các bệnh từ nước và quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải chăn nuôi và giá trị gia tăng của sức khỏe và sức khỏe của con người và động vật, bao gồm tiết kiệm tài chính thông qua sự hợp tác chặt chẽ hơn của sức khỏe con người và động vật.
 
Với các bằng chứng được chứng minh rõ ràng về áp lực ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước và sử dụng quá mức nguồn nước mặt và nước ngầm hiện có, cùng với mối đe dọa từ trước đến nay của các bệnh động vật đã được chứng minh qua đại dịch COVID-19 toàn cầu đang diễn ra hiện nay, các giải pháp thay thế rõ ràng là rất cần thiết.
 
Theo đó, FAO khuyến nghị các quốc gia xem xét các khuyến nghị sau:
 
• Đặt vấn đề về nước và vệ sinh là ưu tiên trong các kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, bao gồm kế hoạch chính sách chủ động để giảm thiểu rủi ro trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt và hạn hán, đại dịch, bao gồm cả việc lây lan các bệnh có nguồn gốc từ nước.
 
• Theo dõi và đánh giá tài nguyên nước, bao gồm hỗ trợ xác định các điểm nóng về sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. FAO và tổ chức  AQUASTA khuyến khích xây dựng hệ thống thông tin toàn cầu về tài nguyên nước bao gồm quản lý chất lượng nước nói chung và nước cho nông nghiệp nói riêng. FAO tạo điều kiện giám sát thực hiện các mục tiêu về nước thông qua truy cập nền tảng WaPOR cảm ứng từ xa, mở cho tất cả mọi người có thể sử dụng, truy cập và hỗ trợ các quốc gia giám sát tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ SDG6.
 
• Tăng cường các biện pháp sử dụng nước bền vững ở mọi lĩnh vực bảo đảm sự tái bổ sung cho các nguồn nước đủ cho cung cấp nước, hạn chế tình trạng khan hiếm nước cũng như giảm số người phải chịu ảnh hưởng bởi sự khan hiếm, thiếu nước. 
 
• Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước như là một phần trong các chiến lược của mọi lĩnh vực, đảm bảo nguồn nước đầy đủ, an toàn bao gồm đảm bảo chất lượng và số lượng nước cho tưới tiêu, chăn nuôi, sản xuất lương thực.
 
• Cải thiện chất lượng nước cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, cơ sở cấp nước an toàn bằng cách nhận diện, thúc đẩy các biện pháp đổi mới công nghệ trong xử lý nước thải (cho đô thị và khu vực chăn nuôi gia súc), trong nông nghiệp, tái sử dụng nước, sử dụng nước hiệu quả, bảo vệ hệ sinh thái nước.
 
• Tăng cường an ninh sức khỏe toàn cầu thông qua cải thiện quản lý các nguồn nước xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, quản lý nguồn nước cho tưới tiêu.
 
• Kiến tạo hệ sinh thái tốt hơn và giảm suy thoái sinh thái tự nhiên bằng cách đảm bảo được sự ổn định của các nguồn tìa nguyên cũng như thực hành các biện pháp thích ứng và đói phó với khan hiếm nước cho sản xuất nông nghiệp khuyến khích các chương trình phát triển tổng hợp.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: fao.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 153

Khách viếng thăm : 80


thoi trang cong so Hôm nay : 43893

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1224460

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49417647

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi