Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Áp dụng khoa học kỹ thuật để thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ hai - 05/12/2016 15:06
Mô hình trồng rau thủy canh ở Tập đoàn Vingroup vừa tạo ra rau sạch, vừa tiết kiệm tài nguyên.

Mô hình trồng rau thủy canh ở Tập đoàn Vingroup vừa tạo ra rau sạch, vừa tiết kiệm tài nguyên.

Trong những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt gây ra nhiều thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt. Vì vậy, cần có những biện pháp lâu dài để thích nghi với những diễn biến của BĐKH.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ (GS, TS) Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục môi trường và Phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về vấn đề này.
 
Phóng viên (PV): Xin giáo sư đánh giá những tác động của BĐKH tới ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian vừa qua?
 
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Biến đổi khí hậu đã gây ra tác động lớn về mặt sinh-hóa-lý tới điều kiện sản xuất nông nghiệp, trong đó, ảnh hưởng trực tiếp tới tài nguyên đất và tài nguyên nước, khiến năng suất các loại cây trồng, vật nuôi bị thay đổi. Ngoài ra, những thay đổi về nhiệt độ, nồng độ CO2 trong không khí, độ ẩm không khí còn làm tăng nguy cơ bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cây trồng, khiến chu kỳ tăng trưởng của thực vật bị rút ngắn. Sự rút ngắn chu kỳ tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới năng suất khi cây trồng chưa tích lũy đủ chất cần thiết để tạo sản phẩm cuối cùng, làm giảm tới 3,4-6,7% năng suất lúa; 0,3-1,1% năng suất ngô v.v..
 
Bên cạnh đó, do sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan và xói mòn, suy thoái đất sẽ ngày càng tăng và khó lường. Sự gia tăng các đợt lạnh bất thường xảy ra ở khu vực miền Bắc nước ta trong những năm gần đây đã gây ra thiệt hại không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2012 đã có hơn 40.000ha lúa và gần 42.000ha hoa màu bị mất trắng; 180.000ha lúa và 115.000ha hoa màu bị ngập, hư hỏng do ảnh hưởng của thời tiết. Gần đây nhất, tác động của hạn hán và xâm nhập mặn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp Việt Nam.


GS, TS Nguyễn Hữu Ninh. 
 
PV: Với những thiệt hại lớn như vậy do BĐKH, theo giáo sư, cần có sự thay đổi như thế nào trong việc lựa chọn giống cây trồng và phương thức canh tác để thích ứng trong thời gian sắp tới?
 
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Theo tôi hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như xác định các biện pháp canh tác nông nghiệp hợp lý. Với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do ngày càng chịu sự tác động mạnh của xâm nhập mặn và khan hiếm nước ngọt, cần sự chuyển đổi để sử dụng các giống cây có khả năng chịu mặn, chịu hạn cao, thay đổi biện pháp canh tác nhằm tiết kiệm nước… Biện pháp hiệu quả là giảm phân đạm vô cơ và tưới tiêu nước hợp lý. Cùng với đó, nên chuyển đổi sang trồng các cây rau màu ít sử dụng nước tưới, có khả năng chịu hạn. Vào mùa nước lũ, thay thế cây lúa bằng các loại cây sử dụng nhiều nước, chịu ngập úng hoặc kết hợp nuôi trồng thủy, hải sản. Tôi cho rằng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn góp phần hiệu quả trong bảo vệ môi trường.


Mô hình trồng rau thủy canh ở Tập đoàn Vingroup vừa tạo ra rau sạch, vừa tiết kiệm tài nguyên.
 
PV: Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo giáo sư, cần phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan như thế nào?
 
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Theo tôi, về phía người nông dân, bên trực tiếp sản xuất cần có sự chủ động, sáng tạo, tìm tòi hướng đi mới và tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không bị bất ngờ trước những diễn biến xấu của BĐKH. Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan như: Các nhà khoa học làm công tác dự báo, nghiên cứu; các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ; các nhà xây dựng chính sách cũng phải có định hướng rõ ràng, khuyến khích các biện pháp thích ứng với BĐKH,… Hiện nay, chúng ta có một số chiến lược nhằm phát triển bền vững và thích nghi với BĐKH, như: Nông nghiệp thông minh với khí hậu, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh,… Các chiến lược đó đều hướng tới thay đổi chính sách liên quan tới nông nghiệp; cải tiến công nghệ; sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên; chuyển đổi cơ cấu cây trồng... Tất cả các điều nêu trên đều hướng tới mục tiêu lâu dài nhưng cần bắt đầu ngay từ bây giờ.
 
PV: Trân trọng cảm ơn giáo sư!

Tác giả bài viết: THEO LÊ HIẾU – NGUYÊN VŨ

Nguồn tin: qdnd.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 127


thoi trang cong so Hôm nay : 3531

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 48838

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49535973

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi