Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

NASA sử dụng vệ tinh nghiên cứu mạng lưới nước ngọt toàn cầu

Thứ tư - 21/08/2019 09:53
Đài quan sát tuyết trên không của NASA đo tuyết ở miền Tây Hoa Kỳ ( hình ảnh: NASA)

Đài quan sát tuyết trên không của NASA đo tuyết ở miền Tây Hoa Kỳ ( hình ảnh: NASA)

Nước là một vấn đề phức tạp trên Trái đất. Một số nơi thì quá ít nước còn một số nơi thì lại có quá nhiều nước. Đó là lý do tại sao NASA và các đối tác quốc tế đang sử dụng các vệ tinh để theo dõi mạng lưới nước ngọt trên khắp thế giới với hy vọng cải thiện khả năng tiếp cận với nước trong khi hàng tỷ người chúng ta đang sống phụ thuộc vào nước. Các vệ tinh nghiên cứu chu kỳ di chuyển của nước, các quá trình bốc hơi từ các đại dương ở vùng nhiệt đới, ngưng tụ thành mây và sau đó rơi trở lại mặt đất dưới dạng tuyết hoặc mưa. Nước có thể có ở trong sông hoặc hồ hoặc tồn tại dưới dạng đóng băng, bị khóa trong băng hoặc tuyết. Nó có thể bay hơi vào khí quyển hoặc ngấm xuống đất, làm ẩm đất hoặc lấp đầy một tầng chứa nước.

Trên bình diện quốc tế, NASA đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để cung cấp dữ liệu vệ tinh, công cụ điện toán và đào tạo thông qua chương trình SERVIR. Chương trình này nhằm giúp các đối tác ở các nước thuộc Châu Phi dự báo, cảnh báo lũ tốt hơn và nâng cao nhận thức về sự biến đổi khí hậu, thay đổi dòng sông băng và sự tan băng ở dãy Hymalaya bằng một số ứng dụng khác.

 
Nước đóng băng hay tồn tại dưới dạng tuyết cũng quan trọng như các hệ sinh thái nước mặt khác, đó là lý do tại sao các chương trình của NASA đã thiết lập các ứng dụng giám sát tuyết. Chương trình “Quan sát tuyết trên không” do NASA và Bộ Tài nguyên nước California phối hợp thực hiện bằng việc đưa các thiết bị quan sát lên các máy bay. Các thiết bị này theo dõi lượng nước được lưu trữ dưới dạng tuyết trên các lưu vực sông thuộc phía Tây Hoa Kỳ. Việc theo dõi này giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về thời điểm tuyết tan vào mùa xuân.
 Trong một nghiên cứu khác về tuyết là công nghệ SnowEx bằng việc liên kết các phép đo tuyết trên dãy núi Colorado với các phép đo được thực hiện bằng công nghệ viễn thám thông qua máy bay và vệ tinh. Bằng cách kết hợp hai loại phép đo, các chuyên gia của NASA hy vọng sẽ thiết kế các vệ tinh đo tuyết toàn diện hơn hướng tới giảm nhu cầu thu thập dữ liệu trên mặt đất.
 
Tiếp sau đó, đối với loại nước trong không khí (hơi nước) cũng là một đối tượng nghiên cứu về Nước của NASA.  NASA đã thực hiện theo dõi, quan trắc hơi nước  thông qua sự hợp tác toàn cầu có thể cung cấp các phép đo lượng mưa hàng giờ trên khắp thế giới. Dữ liệu này cho phép quan trắc sự di chuyển của nước ngọt trên toàn thế giới. Đây cũng có thể là thông tin duy nhất mang lại cho các nhà khoa học nghiên cứu về độ ẩm của đất.
 
Hiện nay, các vệ tinh của NASA đang theo dõi trường trọng lực của Trái đất có thể hiển thị nước ẩn dưới lòng đất (nước ngầm). Một phần ba trong số 37 tầng chứa nước lớn nhất thế giới đang chịu áp lực từ phát triển nông nghiệp của con người và các nhu cầu về nước khác. Các phép đo chính xác hơn về lượng nước ẩn dưới lòng đất có thể giúp các nhà quản lý tài nguyên phân bổ nước đó hiệu quả hơn trong quá trình đo lường, quan trắc và quản lý. 
 

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: space.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 179

Khách viếng thăm : 76


thoi trang cong so Hôm nay : 39363

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1219930

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49413117

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi