Những nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng có thể dẫn đến những áp lực lớn về tài nguyên nước, tăng nhu cầu sử dụng nước và ô nhiễm nhiệt. Các biện pháp thích ứng sẽ thực sự cần thiết để tránh những tác động tương tác lẫn nhau giữa nước và tác động của biến đổi khí hậu trong hệ thống sản xuất năng lượng.
Theo một nghiên cứu mới đã được công bố trên Tạp chí Môi trường thế giới, những áp lực về tài nguyên nước chỉ có thể giảm bớt khi các quốc gia trên thế giới tăng phát triển tập trung vào sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Ngành năng lượng sử dụng nước để sản xuất chiếm khoảng 15% lượng nước toàn cầu. Theo nghiên cứu mang tính toàn cầu về mức sử dụng nước trong sản xuất năng lượng mặc dù lượng nước sử dụng sẽ tăng khoảng 600% vào năm 2100 so với năm 2000, nhưng hầu hết lượng nước này đều dùng trong các nhà máy năng lượng nhiệt – các nhà máy điện năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng hóa thạch hay sinh khối và dùng để làm mát.
Phân bổ sử dụng nước không phải là vấn đề duy nhất mà còn ở những tác động khác có liên quan đến nguồn nước khác. Khi nước sông hay nước biển được sử dụng trong quá trình làm mát nước trong các nhà máy sản xuất điện khi quay trở lại môi trường thường có nhiệt độ cao hơn môi trường hay còn được gọi là ô nhiễm nhiệt , điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, ô nhiễm nhiệt sẽ tăng lên nhiều trong tương lai trừ khi có những biện pháp làm giảm mức ô nhiễm nhiệt này bằng công nghệ giảm thiểu nào đó.
Nghiên cứu nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Nhà nghiên cứu của IIASA - Simon Parkinson cho biết:” Cách đơn giản nhất để giảm các áp lực về nguồn nước trong sản xuất năng lượng chính là cách tăng cường sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Điều này thực sự quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển nơi nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng nhanh chóng”.