Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

Sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế

Thứ tư - 03/02/2016 11:00
Mới đây, Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của nước ta cùng nông dân đồng bằng sông Cửu Long thực hiện sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế (SRP). SRP là bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo, do Diễn đàn lúa, gạo bền vững quốc tế thuộc Tổ chức Môi trường của Liên hợp quốc xây dựng, bao gồm 46 tiêu chí và tám vấn đề, như: Quản lý tốt đồng ruộng, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, quản lý sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng, giảm thất thoát sau thu hoạch...

Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường với tầm nhìn bền vững; đồng thời, quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), sức khỏe cho nông dân và người tiêu dùng. Sản xuất lúa, gạo theo SRP sẽ giúp nông dân thực hành hiệu quả việc canh tác lúa gạo sạch và tiếp cận chuỗi cung ứng minh bạch, được kiểm soát chặt từ sản xuất đến tiêu thụ.
 
Hiện tại, Tập đoàn Lộc Trời phối hợp các chuyên gia SRP chọn 150 ha lúa làm thí điểm, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, sau đó sẽ nhân rộng ra các diện tích cánh đồng lớn. Dự kiến, trong hai năm sẽ hoàn thiện các khâu sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP. Nhiều chuyên gia lúa gạo nhận định, nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế này, giá lúa gạo Việt Nam có thể tăng từ 10% đến 20% so với hiện nay.
 
Trước Việt Nam, đã có 30 thành viên tham gia SRP, trong đó phần lớn là các tập đoàn sản xuất và kinh doanh lúa gạo hàng đầu thế giới. Đối với nước ta, điều quan trọng khi áp dụng bộ tiêu chí này là quyết tâm tham gia của nông dân -chủ thể chính trong sản xuất lúa gạo. Thực tế, nhiều năm trở lại đây, một số kỹ thuật mới trên đồng ruộng, như: Làm đất, quản lý dịch hại, quản lý sử dụng nước, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp kỹ thuật “ba giảm, ba tăng”, “một phải sáu giảm”, với quy trình sản xuất theo hướng an toàn, bền vững đã được triển khai ở các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng việc nhân rộng vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nông dân vẫn quen lối canh tác truyền thống, mặt khác lại chưa ý thức được hết những hệ lụy đối với đất đai, môi trường và sức khỏe của chính mình nếu sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Vì vậy, để áp dụng bộ tiêu chuẩn SRP một cách hoàn chỉnh và đồng bộ, việc tuyên truyền, vận động nông dân tin tưởng và nghiêm túc làm theo là hết sức quan trọng.
 
Lúa gạo là một trong những mặt hàng chiến lược của nước ta và sản xuất lúa gạo là kế sinh nhai của phần lớn nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Song liên tiếp nhiều năm qua, giá gạo xuất khẩu bấp bênh do chất lượng chưa bảo đảm, khiến cả nông dân và doanh nghiệp lao đao. Việc đưa bộ tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất lúa gạo bền vững áp dụng vào mô hình cánh đồng lớn được kỳ vọng sẽ tạo thói quen canh tác mới cho nông dân, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo Việt Nam thông qua chứng nhận ATVSTP và xây dựng thương hiệu.

Tác giả bài viết: Tiến Anh

Nguồn tin: nhandan.com.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi