Bản đồ phân bố không gian các đập thủy điện trong tương lai và đang xây dựng
Sự bùng nổ chưa từng có của phát triển các đập thủy điện trên thế giới hiện nay ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang nổi sẽ khiến cho lượng điện sản xuất từ thủy điện sẽ tăng lên gấp đôi nhưng đồng thời cũng làm giảm số lượng các con sông lớn còn lại của thế giới xuống khoảng 20 phần trăm và thêm nhiều mối đe dọa đến đa dạng sinh học nước ngọt.
Một bộ dữ liệu mới đã được phát triển để hỗ trợ việc đưa ra quyết định các mô hình sản xuất điện bền vững. Bộ dữ liệu này đã được Giáo sư, Tiến sĩ Christiane tại đại học Tübingen cùng với các đồng nghiệp của mình thực hiện nghiên cứu ở Viện Sinh thái Leibniz và Viện nghiên cứu nước ngọt và nghề cá (IGB) ở Berlin.
Tại Đại hội thách thức toàn cầu với chủ đề “Làm thế nào để đạt được phát triển bền vững”, Giáo sư , Tiến sĩ Christiane cho biết: Thủy điện là một phần tích hợp của quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo và hiện đang đóng góp lớn nhất trong phần sản xuất năng lượng điện tái tạo. Tuy nhiên, điều quan trọng là các đập thủy điện không tạo ra những vấn đề mới đối với đa dạng sinh học trong các hệ thống nước ngọt của thế giới, do sự phân mảnh và thay đổi chế độ dòng chảy và lắng động phù sa. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã biên soạn dữ liệu có sẵn trên đập thủy điện dự kiến trong tương lai sẽ xây dựng với mục đích hình thành một nền tảng quan trọng về dữ liệu để đánh giá được ở đâu và làm thế nào để xây dựng các đập nước và làm thế nào để hoạt động một cách bền vững.
Bản đồ phân bố không gian các đập thủy điện trong tương lai và đang xây dựng
(các điểm màu xanh chiếm 17 %; điểm màu đỏ chiếm 83%)
Ngày nay, năng lượng sạch chiếm khoảng 20% sản lượng điện toàn cầu, trong đó thủy điện đóng góp 80% tổng số năng lượng sạch. Dự kiến có khoảng 3700 đập lớn có thể sản xuất một lượng cao gấp đôi với khoảng 1.700 GW trong vòng hai thập kỷ tới.
Các lưu vực sông Amazon và La Plata tại Brazil sẽ có tổng số lượng đập nhiều nhất trong số các đập mới ở Nam Mỹ, trong khi đó lưu vực sông Hằng-Brahmaputra (chủ yếu là Ấn Độ và Nepal) và lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc sẽ phải đối mặt với việc xây dựng con đập cao nhất ở châu Á.
"Khi xây dựng đập thủy điện mới, điều quan trọng là cách tiếp cận có hệ thống khi xem xét đến những hậu quả về sinh thái, xã hội và kinh tế của cả hệ thống nhiều đập trong một lưu vực sông" - Giáo sư Tiến sĩ Klement Tockner, người đứng đầu của IGB, người dẫn đầu hoạt động nghiên cứu về phát triển thủy điện bền vững cho biết.
"Chúng tôi mong muốn các bộ cơ sở dữ liệu vệ hế sinh thái nước ngọt,và dữ liệu cơ bản nền tảng về đa dạng sinh học nước ngọt toàn cầu, hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học và các nhà sản xuất trong quá trình đưa ra quyết định về việc phát triển thủy điện bền vững," Giáo sư Tiến sĩ Christiane Zarfl nói.