Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Khoa học - Công nghệ

Thực trạng công tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại một số cơ sở đào tạo quy mô lớn

Thứ ba - 10/11/2015 18:18
Ảnh: internet

Ảnh: internet

Việt Nam có vị trí địa lý, kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chắc chắn phải gắn kết với lợi thế và tiềm năng to lớn của tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa hiện nay thì cần phải có một đánh giá tổng hợp thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để các Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn cả nước phát triển ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội nói chung đặc biệt là lĩnh vực khai thác, sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nói riêng, chúng ta có thể tạm thời phân nhóm ngành như sau: Tài nguyên đất đai; Tài nguyên nước; Tài nguyên khoáng sản; Tài nguyên biển; Bảo vệ môi trường.
 
Thực trạng công tác đào tạo nhân lực các ngành, chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên nước
 
Hiện nay, trên cả nước ta có 481 trường Đại học, cao đẳng và học viện đào tào tất cả các chuyên ngành trong xã hội phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trong đó cụ thể các cấp trình độ như dưới bảng sau: 


 
         Bảng 1: Thống kê các trường Đại Học, cao đẳng và học viện trong cả nước
 
 Tuy nhiên, với số lượng lớn các trường đào tạo như vậy nhưng số lượng các trường đào tạo các ngành liên quan đến Tài nguyên và Môi trường là rất ít. Cơ cấu phân bổ chỉ tiêu cho các ngành liên quan cũng không cao. Ví dụ trong số 481 trường đại học cao đẳng có khoảng 80 trường có đào tạo các ngành liên quan (chiếm 16.66%) đào tạo các ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường.
 
Từ con số thống kê trên có thể thấy rằng vấn đề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên môi trường còn khá khiêm tốn, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cơ cấu các ngành cũng chưa phủ kín được các lĩnh vực. Đơn cử như trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, khí tượng thủy văn, biển cũng chỉ có khoảng trên 50 Trường có đào tạo.
 
Hiện nay, với quy mô đào tạo tại một số trường lớn, mang tính đại diện cho vùng, miền trên cả nước ta thấy số lượng chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy các ngành liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường chiếm tỷ lệ khá cao chiếm khoảng 37.43 % chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học chính quy mà chưa tính đến một số lượng không nhỏ các trình độ đại học theo hình thức VLVH, Cao học, các bậc cao đẳng, trung cấp và dậy nghề.
 
Dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai
 
Đối với ngành tài nguyên môi trường cần thiết phải xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, phải coi đó là chính sách quốc gia quan trọng hàng đầu để đạt được những mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội và đạt được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
 
Trong khoảng thời gian rất ngắn, tác giả xin đề xuất Bộ Tài nguyên  và Môi trường nên giao cho một đơn vị chuyên nghiệp trong việc khảo sát và phân tích số liệu nhân lực của ngành, tiếp đó căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của nhà nước, của ngành tài nguyên môi trường từ đó mới có thể dự báo được các con số cụ thể sát với yêu cầu thực tiễn. Trong phạm vi của bài viết tác giả chỉ dựa vào một số nguồn mang tính ước lượng để đưa ra đề xuất về quy môn đào tạo như sau:Các đơn vị sử dụng lao động chính bao gồm Các Bộ (Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương…); Các sở Tài nguyên Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các viện nghiên cứu, các Trường đại học, cao đẳng; Các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản; Các tập đoàn kinh tế, xây dựng. . . Với lĩnh vực hoạt động đa dạng như trên ước tính mỗi năm ngành TNMT cần khoảng 10000 người/năm có trình độ đại học trở lên và khoảng 50.000 người/năm có trình độ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề.


Sinh viên tham gia thực tập quan trắc, khảo sát tài nguyên nước, ảnh: internet
 
Một số giải pháp đề xuất 
 
Việc đánh giá quy mô, ngành nghề đào tạo hiện nay của các trường có đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của ngành tài nguyên và môi trường hay chưa thì  đây là một câu hỏi lớn cần có thời gian nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu từ tất cả các trường trong cả nước về: Chỉ tiêu đào tạo, danh mục đào tạo và quan trọng nhất là khảo sát lấy ý kiến cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. . . với số liệu thống kê sơ bộ ở trên tác giả xin kiến nghị một số giải pháp nhằm đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành tài nguyên môi trường:
 
Một là, điều tra, khảo sát đánh giá lại toàn bộ nguồn nhân lực hiên có của ngành tài nguyên môi trường theo: Ngành đào tạo, tuổi, giới tính, trình độ (từ trung cấp đến tiến sĩ);
 
Hai là, xây dựng chiến lực nguồn nhân lực cho từng giai đoạn ở từng trình độ và cấp quản lý;
 
Ba là, rà soát và xây dựng danh mục ngành đào tạo cho các trình độ từ kỹ thuật viên đến tiến sĩ;
 
Bốn là, đặt hàng hoặc xây dựng mạng lưới trường trực thuộc hoặc trong hệ thống giáo dục quốc dân;
 
Năm là, xây dựng Kế hoạch đào tạo lại/bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện có;
 
Sáu là, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành thông qua việc đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục;
 
Bẩy là, tăng cường công tác bồi dưỡng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được tuyển dụng;
 
Tám là, xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan sử dụng lao động với các Trường nhằm hỗ trợ tương hỗ cho nhau về nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực ở các loại hình và các trình độ đào tạo.
 
Kết luận
 
Nguồn nhân lực được đào tạo và đảm bảo chất lượng là khâu then chốt quyết định mọi thành công của từng ngành, từng quốc gia. Chính vì lẽ đó muốn có nguồn nhân lực tốt đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động thì phải có chương trình đào tạo tốt, bám sát thực tiễn, để làm được điều đó người sử dụng lao động và người đào tạo cần phải gắn kết với nhau. 
 

Tác giả bài viết: NCS.Ths Trần Khắc Thạc - Trường ĐH Thủy Lợi

Nguồn tin: Tham luận tại Hội nghị mạng lưới các cơ sở đào tạo ngành, chuyên ngành tài nguyên và môi trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi