Một ngôi nhà mà đôi khi như một nhà máy điện
Các ngôi nhà hiện nay đều có xu hướng có điện từ nguồn điện của các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch hoặc thủy điện… Nhưng các ngôi nhà trong tương lai có thể sẽ tự sản xuất năng lượng sạch của riêng mình và sử dụng ít năng lượng hơn. Đó là ý tưởng đằng sau một số nhà mẫu ở Mỹ, Australia và Châu Âu được xây dựng và thử nghiệm công nghệ làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
1. Tháp lọc sạch không khí
Nghệ sĩ Daan Roosegaarde và nhà nghiên cứu phân tử nano Bob Ursem đã đồng sáng lập ra tòa tháp được đặt tại thành phố Rotterdam, Hà Lan để hút và lọc sạch không khí ô nhiễm và trả lại không khí sạch ra ngoài trời. Hai ý tưởng này sẽ giúp các thành phố như Bắc Kinh giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. “Chúng tôi đã lắp đặt nó trong một garage để xe ở Hà Lan và nó đã hút và làm sạch cả không khí bên trong cũng như bên ngoài khu đỗ xe” - Ursem nói. “Bên trong khu đỗ xe, không khí trở nên sạch hơn 70%”.

Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh – Trung Quốc
2. Tạo ra năng lượng với các tuabin gió không cánh
Một tuabin không cánh đã được phát triển tại Tây Ban Nha. Tuabin này sẽ tạo ra ít tiếng ồn và thân thiện với những con chim hơn. Các tuabin hình trụ tạo ra điện bằng cách khai thác chuyển động của gió. Một máy phát sau đó sẽ truyền động lực tạo thành điện. “Tuabin gió hiện nay tạo ra tiếng ồn rất lớn” – David Suriol, người đồng phát minh ra ý tưởng này cho biết.

Tuabin gió
3. Một ngôi nhà mà đôi khi như một nhà máy điện
Các ngôi nhà hiện nay đều có xu hướng có điện từ nguồn điện của các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch hoặc thủy điện… Nhưng các ngôi nhà trong tương lai có thể sẽ tự sản xuất năng lượng sạch của riêng mình và sử dụng ít năng lượng hơn. Đó là ý tưởng đằng sau một số nhà mẫu ở Mỹ, Australia và Châu Âu được xây dựng và thử nghiệm công nghệ làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Các công nghệ đặc trưng trong ngôi nhà bao gồm những tấm năng lượng mặt trời để sản xuất điện, cửa sổ dày, tường cách nhiệt tốt hơn, cảm biến và phần mềm chương trình đèn chiếu sáng, làm mát hoặc sưởi ấm tự động trong suốt cả ngày và đêm cùng với gói pin để dự trữ năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu sử dụng vào ban đêm.

Bộ nhiệt Nest – tạo ra bởi công ty Palo Alto, California là ví dụ về thiết kế hệ thống trong ngôi nhà thông minh.
4. Thiết kế hệ thống thu khí Cacbon
Giảm mức Các bon đioxit (CO2) – một trong những khí nhà kính là nhiệm vụ quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Một hệ thống đã được phát triển để thu khí nhà kính trong không khí và bán lại cho các công ty sử dụng nó để tạo ra các sản phẩm như nhiên liệu diezel. “Các nhà khoa học đưa ra nhận định rằng chúng ta sẽ cần những hệ thống loại bỏ quy mô lớn để ứng phó với biến đổi khí hậu” – Noah Deich, người sáng lập ra trung tâm phi lợi nhuận cho việc loại bỏ Cacbon đã nói. “Tôi rất hứng thú với hệ thống thu khí trực tiếp. Đây có thể là một công nghệ thực sự rất quan trọng để bổ sung vào danh mục đầu tư.
Trạm năng lượng DONG cung cấp hơi nước, tro, thạch cao là các sản phẩm chất thải cho các công ty khác để sử dụng, tại Kalundborg, Đan Mạch. Đây là mô hình tiên phong của xu hướng cộng sinh công nghiệp, nghĩa là các công ty sẽ trao đổi chất thải và phụ phẩm để cắt giảm chi phí và phát thải khí các bon đioxit.
5. Một bộ lọc có thể biến nước nhiễm bẩn thành nước sạch
Một thiếu niên tên Perry Alagappan ở bang Texas – Mỹ đã giành được giải thưởng thiết kế công nghệ nước ở Thụy Điển vào tháng 8 vừa qua với hệ thống lọc mà Alagappan ước tính có chi phí khoảng 20 USD. Bộ lọc này được làm từ vật liệu là các ống nano graphene (hay ống than nano cacbon), có thể loại bỏ tới 99% các kim loại nặng có trong nước mà chảy qua các ống đó. Điều này đặc biệt hữu hiệu trong việc làm sạch các dòng sông bị ô nhiễm kim loại nặng từ các nhà máy tái chế điện từ như ở một số nước Châu Á. Các bộ lọc có thể được sử dụng lại sau khi rửa sạch với hỗn hợp giấm để loại bỏ các kim loại đã lọc được, và sau đó có thể bán lại các kim loại này để tạo ra các sản phẩm như điện thoại di động. “Tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề lọc nước này khi tôi đến thăm ông bà tôi ở Ấn Độ và tận mắt nhìn thấy chất thải điện tử đã gây ra ô nhiễm môi trường như thế nào” – Alagappan đã nói.
Trẻ em chơi trong một con kênh ô nhiễm tại thành phố Bangkok, Thái Lan