Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

1/4 dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao

Thứ ba - 06/08/2019 17:57
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bản đồ rủi ro nguồn nước Aqueduct (Aqueduct Water Risk Atlas) của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) giúp các công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ xác định và đánh giá những sự rủi ro về nguồn nước trên toàn thế giới.

Bản đồ rủi ro nguồn nước Aqueduct của WRI phát hiện ra rằng có 17 quốc gia, chiếm một phần tư dân số thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao. Công cụ này đã xếp loại căng thẳng về nguồn nước, rủi ro về hạn hán và rủi ro về lũ lụt ven sông ở 189 quốc gia và các địa phương như các bang và tỉnh. Aqueduct sử dụng một phương pháp mạnh mẽ và đã được thẩm định và sử dụng những thông tin sẵn có tốt nhất để tạo ra các bản đồ toàn cầu tùy biến. Mô hình thủy văn cập nhật của Aqueduct cho thấy một bức tranh về rủi ro nguồn nước chính xác và chi tiết hơn bao giờ hết. Đây là nền tảng đã được sử dụng bởi hơn 50.000 người và 300 công ty hàng năm.
 
Trong 17 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ cao, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và đô thị ở những nước đó đang ngốn tới 80% lượng nước trên bề mặt và nước ngầm trung bình mỗi năm. Khi cầu vượt cung thì ngay cả những cú sốc thiếu nước ở quy mô nhỏ - sẽ ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu - cũng có thể tạo ra những hậu quả thảm khốc.
 
Tiến sỹ Andrew Steer, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của WRI, cho biết: “Căng thẳng về nguồn nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai nhắc tới. Hậu quả của nó có thể nhìn thấy rõ ràng như mất an ninh lương thực, xung đột và di cư, sự bất ổn về tài chính.” “Các công cụ Aqueduct mới cập nhật cho phép người sử dụng nhìn rõ hơn và hiểu hơn về các rủi ro nguồn nước và có thể đưa ra những quyết định tốt hơn để quản lý các rủi ro này. Một thế hệ mới các giải pháp đang được đưa ra nhưng chưa có giải pháp nào đủ nhanh để xử lý vấn đề. Nếu thất bại trong việc hành động có thể sẽ gây ra những tốn kém khá lớn trong cuộc sống và sinh kế của con người.”


 
Aqueduct làm sáng tỏ các điểm nóng về những rủi ro về nguồn nước trên toàn thế giới. Ví dụ như ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) - khu vực có 12 trong số 17 quốc gia phải đối mặt với những áp lực lớn về nguồn nước, các chuyên gia đã chỉ ra tình trạng khan hiếm nước là nguyên nhân chính gây ra xung đột và di cư. Ấn Độ, xếp thứ 13 trong danh sách các quốc gia có tình trạng thiếu nước ở mức độ cao của Aqueduct, có dân số lớn gấp hơn ba lần tổng dân số của 16 quốc gia khác trong danh sách này cộng lại. Miền Bắc Ấn Độ phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm nghiêm trọng và lần đầu tiên khu vực này được mô phỏng trên bản đồ Aqueduct và đưa vào các tính toán về căng thẳng nguồn nước.
 
Nhiều công ty đã sử dụng Aqueduct để vẽ sơ đồ các vị trí ưu tiên như những cơ sở, các nhà cung cấp, các thị trường mới hoặc các nhà máy điện dự kiến và đánh giá nguy cơ của chúng đối với rủi ro về nguồn nước.
 
Các công cụ của Aqueduct lên sơ đồ rủi ro về nước như lũ lụt, hạn hán và những tình trạng căng thẳng về nguồn nước bằng cách sử dụng dữ liệu nguồn mở và đã được thẩm định. Hiện nay, Aqueduct đã có 13 chỉ số về rủi ro nước, bao gồm các bổ sung mới như thực trạng nguồn nước ngầm, sự cạn kiệt nguồn nước, những ảnh chụp nhanh hàng tháng về tình trạng căng thẳng và biến động của nguồn nước.
 
Aqueduct được hỗ trợ bởi Aqueduct Alliance, một liên minh gồm các công ty, chính phủ và các quỹ hang đầu làm việc với WRI để cải thiện việc quản lý nguồn nước một cách bền vững. Dữ liệu của Aqueduct được phát triển thông qua sự hợp tác với các đối tác nghiên cứu của chúng tôi tại Đại học Công nghệ Delft, Deltares, Đại học Utrecht, Viện Nghiên cứu Môi trường (IVM), Cơ quan Môi trường Hà Lan PBL và RepRisk.
 

17 quốc gia có xếp hạng mức độ đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao lần lượt là: Qatar, Israel, Lebanon, Iran, Jordan, Libya, Kuwait, Saudi Arabia, Eritrea, United Arab Emirates, San Marino, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan, Turkmenistan, Oman và Botswana. Theo đánh giá của WRI, tại các quốc gia này, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và khu vực đô thị đang tiêu tốn trung bình tới 80% lượng nước trên bề mặt và nước ngầm mỗi năm.

Cũng theo bản đồ này, Việt Nam xếp thứ 105 và nằm trong nhóm ít căng thẳng về nguồn nước.


 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 115

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 96


thoi trang cong so Hôm nay : 7400

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 93125

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49580260

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi