Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Ấn Độ: Hiệu quả từ cơ chế ứng phó trong quản lý rủi ro đối với các điều kiện thời tiết cực đoan

Thứ ba - 19/01/2016 10:36
Ảnh internet

Ảnh internet

Biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng trên quy mô toàn cầu và các tác động của khí hậu cực đoan đã gây ra những tổn thương cho người nghèo ở khu vực nông thôn.

Đối với Ấn Độ, Thông báo quốc gia lần thứ 1 của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã cho rằng trong những năm gần đây, sự tổn thương của các gia đình nông thôn nằm trong vùng bị thiên tai của Ấn Độ đã tăng lên chủ yếu do sự thay đổi khí hậu liên quan đến các yếu tố như tần suất lũ lụt cao hơn. Rủi ro gắn liền với các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, kinh tế xã hội, và người nghèo chính là đối tượng chịu rủi ro lớn nhất do khả năng ứng phó hạn chế của họ.

Vì vậy, từ quan điểm của nền kinh tế như Ấn Độ, nơi mà một phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, cần có những hiểu biết về các tác động này lên sinh kế và những hiệu quả của các cơ chế ứng phó truyền thống trong việc giảm thiểu những rủi ro từ khí hậu cực đoan, như lũ lụt và bão…

Dựa trên phương pháp định lượng, hai khía cạnh phân tích kinh tế được thực hiện: (i) nghiên cứu các hậu quả lũ lụt trên các mô hình tiêu thụ của các hộ gia đình và (ii) định lượng các hành vi ứng phó của các hộ gia đình thông qua một khung chia sẻ rủi ro. Nghiên cứu từ các hộ gia đình cho thấy hiện có 4 cơ chế ứng phó chính đó là: nhận tiền chuyển từ các nguồn khác nhau, bán vật nuôi, sử dụng tín dụng có lãi suất và cứu trợ của chính phủ.



Kết quả quan sát cũng cho thấy, có sự giảm mức tiêu thụ sau các trận lũ lụt do việc giảm mức thu nhập của các hộ gia đình và các thiệt hại về thiết bị phục vụ cho nông nghiệp và nhà ở do thiếu bảo hiểm cho tài sản và thiếu thu nhập ổn định. Ngoài ra, các hộ giàu thì điều chỉnh tiêu thụ của họ nhiều hơn và sự hiện diện của trẻ em đã hạn chế sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

Kết quả phân tích kinh tế cho thấy việc thông qua một cơ chế ứng phó cụ thể hoặc kết hợp các biện pháp phụ thuộc vào bản chất thiệt hại do lũ lụt. Ví dụ, các hộ gia đình không phụ thuộc vào việc nhận tiền chuyển từ các nguồn khác nhau để đáp ứng chi tiêu y tế bổ sung nhưng lại sử dụng nó để đáp ứng với sự thay đổi nghề nghiệp cần thiết trong các giai đoạn sau thiên tai.

Cứu trợ của Chính phủ được triển khai như một cách để không thấy được sự giảm mức tiêu thụ và áp lực nghề nghiệp với vị trí của các hộ gia đình - là yếu tố quyết định cho việc áp dụng các công cụ này. Các hộ gia đình ở thượng và hạ lưu lưu vực sông và những người có thu nhập cao hơn sử dụng trợ cấp như một chiến lược ứng phó. Tương tự như vậy, các hộ gia đình phải sử dụng phương thức bán ra các vật nuôi để che đi các thiệt hại nghề nghiệp. Tác động này không xảy ra với các gia đình có học vấn cao hơn vì tiếp cận việc làm và đa dạng sinh kế nhiều hơn các hộ gia đình nói trên.

Việc sử dụng tín dụng với lãi suất cũng được triển khai như một cơ chế ứng phó trong khu vực nghiên cứu, cụ thể là với những hộ gia đình có đất và người di cư có khả năng sử dụng khoản vay như một chiến lược ứng phó.

 Những phát hiện của nghiên cứu này cho sự hợp nhất của các can thiệp phát triển với các chính sách giảm thiểu rủi ro ở cấp vĩ mô. Trong bối cảnh Ấn Độ, yếu tố quan trọng là thực hiện các kế hoạch đảm bảo việc làm, chương trình nhà ở và hỗ trợ phát triển khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro do thảm họa và giới thiệu các hệ thống quản lý nước và lũ lụt hiệu quả, do đó sẽ rất hữu ích trong việc nâng cao khả năng thích ứng của các hộ gia đình trong các khu vực dễ bị tổn thương.
 

Tác giả bài viết: Thanh Huyền (dwrm dịch)

Nguồn tin: Globalwaterforum.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi