Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2018: Đảm bảo tính khả dụng, quản lý nước sạch và vệ sinh bền vững cho tất cả

Thứ ba - 31/07/2018 18:29
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2018 đánh giá tiến độ trong năm thứ ba thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững 2030. Bài báo này trình bày những điểm nổi bật về tiến độ và khoảng cách còn lại cho tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), dựa trên dữ liệu mới nhất có sẵn đồng thời kiểm tra một số thông tin và phân tích thông qua thực hiện mục tiêu.
Nước uống và vệ sinh an toàn là những quyền cơ bản của con người. Việc tiếp cận với nguồn nước ngọt, đủ số lượng và chất lượng, cũng là điều kiện tiên quyết để đạt được nhiều khía cạnh phát triển bền vững, bao gồm y tế, an ninh lương thực và giảm nghèo. Các hệ sinh thái liên quan đến nước là điều cần thiết cho cuộc sống và cung cấp các khu vực tự nhiên cho các khu định cư của con người, mang lại các lợi ích như thanh lọc tự nhiên, tưới tiêu, khả năng bảo vệ trước nguy cơ lũ lụt và môi trường sống cho đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tăng trưởng dân số, thâm canh nông nghiệp, đô thị hóa và sản xuất công nghiệp đang bắt đầu áp đảo và làm suy yếu khả năng của thiên nhiên để hoàn thành các chức năng chính và cung cấp các dịch vụ sinh thái. Chính vì vậy, việc thực hiện quản lý tài nguyên nước tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp (bao gồm cả cấp xuyên biên giới) và lồng ghép nước và vệ sinh vào các chính sách và kế hoạch của các ngành khác là rất quan trọng.
 
Đảm bảo tính khả dụng, quản lý nước sạch và vệ sinh bền vững cho tất cả 
 
Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa tiếp cận với các quyền cơ bản về nước sạch và vệ sinh an toàn. Tình trạng khan hiếm nước, lũ lụt và thiếu quản lý nước thải tổng hợp cũng cản trở phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, việc tăng hiệu quả sử dụng nước và cải thiện quản lý nước là rất quan trọng để cân bằng nhu cầu nước ngày càng tăng từ các ngành và đối tượng sử dụng khác nhau.
 
Trong năm 2015, có khoảng 5,2 tỷ người (chiếm 71% dân số toàn cầu) đã sử dụng các dịch vụ nước uống được quản lý một cách an toàn. Đó là nguồn nước được trang bị cơ sở hạ tầng cần thiết và không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, có thêm 1,3 tỷ người (17% dân số) được sử dụng dịch vụ nước uống cơ bản, được tiếp cận nguồn nước cách nơi sinh sống của họ khoảng 30 phút đi bộ. Điều này có nghĩa là số còn lại (khoảng 844 triệu người) vẫn còn thiếu cả mức dịch vụ cơ bản để tiếp cận nguồn nước an toàn. 
 
Xung đột, bạo lực và bất ổn đang làm giảm tiến bộ về nước và vệ sinh môi trường 
 
Xung đột, bạo lực và bất ổn chính trị có thể làm phá vỡ tiến trình tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ nước và vệ sinh cơ bản. Vấn đề sử dụng và phân bổ tài chính của Ngân hàng Thế giới đang ở tình trạng yếu, năm 2015, ước tính có khoảng  284 triệu người thiếu dịch vụ vệ sinh cơ bản và 183 triệu người thiếu dịch vụ nước uống cơ bản. 


 
Cần tăng tốc mức tiến bộ ở hơn 40 quốc gia để kết thúc việc sử dụng các nhà vệ sinh thô sơ vào năm 2030
 
Từ năm 2000 đến 2015, tỷ lệ dân số toàn cầu vẫn sử dụng các nhà vệ sinh thô sơ đã giảm từ 20% xuống còn 12%. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện cần được thúc đẩy nhanh hơn để chấm dứt việc này vào năm 2030. 
 
Nước thải sinh hoạt không được xử lý gây ra nguy cơ cho cả sức khỏe cộng đồng và môi trường
 
Nước thải không được xử lý từ các hộ gia đình chảy vào hệ thống thoát nước chung làm giảm chất lượng nước, gây nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Ước tính sơ bộ từ dữ liệu hộ gia đình tại 79 quốc gia có thu nhập cao và khá cho thấy, ở 22 quốc gia, chưa đến 50% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý an toàn. Trong số 59% lượng nước thải được xử lý, 76% là các hộ có kết nối với hệ thống cống rãnh, và 18% được xử lý thông qua một cơ sở tại chỗ, chẳng hạn như bể tự hoại.
 
Tây Á và Bắc Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự căng thẳng về nước
 
Ở 22 quốc gia (chủ yếu vùng Bắc Phi, Tây Á, Trung và Nam Á), áp lực về nước - được xác định bằng tỷ lệ nước ngọt được tái bổ sung vào nguồn nước. Những thách thức này thường được giải quyết bằng cách sử dụng các nguồn nước khác, chẳng hạn như nước thải tái sử dụng, nước khử mặn và nước mưa được sử dụng trực tiếp cho nông nghiệp. Nỗ lực ở các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi áp lực nước cần tập trung vào việc tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nước thông qua các phương pháp này và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp khác.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm tổng hợp)

Nguồn tin: UNWaterater.org/worldwaterday

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi