Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Báo cáo tình hình năng lượng tái tạo toàn cầu 2020: Chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng hiệu quả và dựa trên nhiên liệu tái tạo

Thứ ba - 16/06/2020 11:15
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Báo cáo Tình hình Năng lượng tái tạo Toàn cầu năm 2020 (GSR) của REN21 công bố ngày 16/6, trong vòng 5 năm qua, ngành năng lượng tái tạo đã có những bước phát triển hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực vận tải, sưởi ấm và làm mát, tăng trưởng của năng lượng tái tạo lại chững lại. Nhìn chung, cơn khát năng lượng toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh và đang đuổi kịp những tiến bộ đón đầu nó. Thế giới vẫn đang trượt trên con đường dẫn tới thảm họa khí hậu, trừ khi chúng ta chuyển đổi ngay từ bây giờ sang sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sau đại dịch COVID-19.
 
 
“Năm nào cũng vậy, chúng ta luôn ghi nhận những thành công tiếp nối thành công trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Quả thực, năng lượng tái tạo đã đạt được tiến bộ tuyệt vời. Nó đánh bại tất cả các loại nhiên liệu khác về mặt tăng trưởng và khả năng cạnh tranh. Nhiều tổ chức quốc gia và toàn cầu đã kịp ăn mừng với chiến thắng này. Tuy nhiên, báo cáo của chúng tôi lại gửi đi một lời cảnh báo rõ ràng: Những tiến bộ trong ngành năng lượng chỉ mới là một phần nhỏ bé của bức tranh. Và nó còn có nguy cơ bị nuốt chửng khi cơn khát năng lượng của thế giới vẫn tiếp tục gia tăng. Nếu chúng ta không thay đổi toàn bộ hệ thống năng lượng, thì nghĩa là chúng ta chỉ đang tự huyễn hoặc bản thân mình mà thôi”, Bà Rana Adib, Giám đốc điều hành của REN21 nói.
 
Báo cáo cho thấy trong các lĩnh vực năng lượng cho sưởi ấm, làm mát và vận tải, những rào cản chuyển đổi vẫn gần như nguyên vẹn suốt 10 năm nay. “Chúng ta cũng phải ngưng sử dụng nhiêu liệu hoá thạch để sưởi ấm nhà và cho xe ô tô của mình,” Bà Adib kêu gọi.
 
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế đặc biệt do COVID-19, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự báo phát thải CO2 liên quan đến năng lượng sẽ giảm tới 8% vào năm 2020. Nhưng phát thải năm 2019 là mức cao nhất từ trước đến nay và mức thuyên giảm kia chỉ là tạm thời. Để đáp ứng các mục tiêu của Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, thế giới sẽ cần duy trì mức giảm hàng năm ít nhất là 7,6% trong 10 năm tới. Adib nói: “Ngay cả khi cuộc phong toả này kéo dài thêm một thập kỷ thì thay đổi mà nó mang lại vẫn là không đủ. Với tốc độ hiện tại, với hệ thống hiện tại và các quy tắc thị trường hiện tại, thế giới sẽ còn rất lâu để đến gần mục tiêu trở thành một hệ thống phi carbon.” 


 
 Chọn một hệ thống năng lượng hỗ trợ tạo việc làm và công bằng xã hội
 
 Báo cáo chỉ ra rằng các biện pháp phục hồi “xanh”, như đầu tư vào năng lượng tái tạo và vào hiệu suất năng lượng của các tòa nhà, tiết kiệm chi phí tốt hơn các biện pháp kích thích kinh tế truyền thống và cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Báo cáo cũng ghi nhận năng lượng tái tạo cung cấp cơ hội việc làm, quyền tự quyết năng lượng, tăng tốc quá trình tiếp cận năng lượng ở các nước đang phát triển, giảm khí thải và ô nhiễm không khí.
 
Các hệ thống năng lượng tái tạo giúp thúc đẩy quyền tự quyết năng lượng và dân chủ năng lượng, trao quyền cho công dân và cộng đồng, thay vì cho các nhà sản xuất và những nhà tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch lớn. 
 
Báo cáo cũng chỉ ra tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng tiếp tục tăng (1,4% mỗi năm từ 2013 đến 2018). Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong sản xuất năng lượng tái tạo, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng hầu như không tăng (9,6% năm 2013 lên 11% vào năm 2018). So với ngành điện, ngành sưởi ấm, làm mát và vận tải tụt lại rất xa (tỷ lệ năng lượng tái tạo trong ngành điện là 26%, sưởi ấm và làm mát là 10%, vận tải là 3%).
 
Những bước tiến hiện nay phần lớn là kết quả của các chính sách và quy định khởi xướng từ nhiều năm trước và tập trung vào ngành điện. Các rào cản chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực sưởi ấm, làm mát và vận tải vẫn gần như còn nguyên sau một thập kỷ. Cần có các chính sách thích đáng để tạo ra điều kiện thị trường phù hợp.
 
Ngành năng lượng tái tạo sử dụng khoảng 11 triệu lao động trên toàn thế giới vào năm 2018.
 
Năm 2019, khu vực tư nhân đã ký các thỏa thuận mua bán điện (PPA) tạo mức tăng trưởng kỷ lục hơn 43% từ năm 2018 đến 2019 cho công suất điện tái tạo mới.
 
Các cuộc biểu tình vì khí hậu toàn cầu đã lan rộng ở phạm vi chưa từng thấy, với hàng triệu người ở 150 quốc gia. Họ đã thúc đẩy chính phủ các nước nâng cao hơn nữa tham vọng khí hậu. Tính đến tháng 4 năm 2020, 1.490 khu vực pháp lý – trải rộng trên 29 quốc gia với 822 triệu dân - đã ban hành các tuyên bố khẩn cấp về khí hậu, trong đó bao gồm các kế hoạch và mục tiêu cho các hệ thống năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.
 
Trong khi một số quốc gia đang dần loại bỏ than trong sản xuất điện, nhiều nước khác vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than. Ngoài ra, tài trợ từ các ngân hàng tư nhân cho những dự án nhiên liệu hóa thạch vẫn tăng lên mỗi năm kể từ khi các nước ký Thỏa thuận Paris, với tổng trị giá 2,7 nghìn tỷ USD trong ba năm qua.
 
“Rõ ràng, năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế chủ đạo và thật tuyệt vời khi được chứng kiến thành quả đó. Nhưng chúng ta không nên lầm tưởng rằng tiến bộ trong một lĩnh vực này nghĩa là năng lượng tái tạo đã đảm bảo một thành công chắc chắn. Chính phủ các nước cần hành động mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng ở gói phục hồi kinh tế.  Họ cũng cần tạo ra các quy tắc và môi trường phù hợp để chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng hiệu quả và dựa trên nhiên liệu tái tạo. Thực hiện trên toàn cầu. Ngay bây giờ."  Arthouros Zervos, Chủ tịch của REN21 kết luận.
 
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi