Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Cải tiến quản lý tài nguyên nước trong thời kì Covid

Thứ năm - 24/12/2020 22:36
Các khóa đào tạo trực tuyến dành cho các điều hành viên về mức độ thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM)

Các khóa đào tạo trực tuyến dành cho các điều hành viên về mức độ thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM)

Liên Hợp Quốc đã chỉ định năm 2020 là năm mà hầu hết các chỉ số trong Mục tiêu Phát triển Bền vững 6 về nước và vệ sinh (SDG 6) đều phải được báo cáo cập nhật. Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) thông qua Chương trình Hỗ trợ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) tiến tới mục tiêu SDG 6 đã cam kết hỗ trợ ít nhất 60 quốc gia và đã lập bản đồ tiến độ của mục tiêu SDG 6.5.1 - mức độ thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM). Bất chấp sự bùng phát COVID-19 vào năm 2020, khoảng 2.400 người tham gia ở 61 quốc gia đã được tư vấn, chủ yếu là theo phương thức trực tuyến.
 
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) với tư cách là cơ quan giám sát đối với chỉ số SDG 6.5.1 đã triển khai công cụ khảo sát và tài liệu hỗ trợ từ đầu năm để các quốc gia báo cáo về tình trạng hiện tại của họ, bằng cách cập nhật cơ sở dữ liệu từ năm 2017. GWP phối hợp với UNEP, Trung tâm UNEP-DHI và Cap-Net đã cùng hợp tác trong suốt năm qua để cam kết thực hiện chương trình này. 
 
Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, đại dịch y tế toàn cầu đã phá vỡ hoàn toàn cách làm việc “bình thường” trước kia. “Khi nhiều nơi trên thế giới bắt đầu hạn chế để chống lại COVID-19 và thế giới đã thích nghi với các điều kiện làm việc mới, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chúng ta sẽ cần phải suy nghĩ lại cách  thức hỗ trợ cho các quốc gia trong việc báo cáo về tình trạng của họ” - Ông Colin Herron, Điều phối viên Toàn cầu, Giải pháp Nước cho các Mục tiêu thiên niên kỉ SDG tại GWP cho biết. 


Các khóa đào tạo trực tuyến dành cho các điều hành viên về mức độ thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM)

Do vậy, trong quá trình thực hiện, các bên đều đã tăng gấp đôi các phương tiện tham vấn ảo và kích hoạt các mạng lưới GWP nội địa tại mỗi quốc gia để hỗ trợ các chính phủ quốc gia theo cách tốt nhất có thể. Một số biện pháp đã được thực hiện bao gồm:
 
• Một gói hỗ trợ ảo và các khóa đào tạo trực tuyến dành cho các điều hành viên đã được thực hiện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha và được thực hiện bởi khoảng 250 điều hành viên, các đầu mối quốc gia về SDG 6.5.1 và các đại diện GWP từ khắp nơi trên thế giới.
 
• Bản hướng dẫn, những lưu ý chủ yếu về các lựa chọn cho sự tham gia đã được chuẩn bị và chia sẻ với các đầu mối của SDG 6.5.1 nhằm đề xuất các mô hình khác nhau cho các quốc gia và tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước. 
 
• Hội thảo trực tuyến theo quy mô khu vực đã được tổ chức với các đầu mối SDG 6.5.1 và GWP, đồng thời đưa ra các cách thức hỗ trợ có thể cung cấp cho các quốc gia. 
 
• UNEP đã kéo dài thời hạn báo cáo chính thức, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020, để có thêm thời gian tham vấn.
 
Vào cuối năm 2020, Chương trình hỗ trợ đã thực hiện thành cồng các biện pháp hỗ trợ cả về mặt tài chính và kỹ thuật cho 61 quốc gia trong việc báo cáo về SDG 6.5.1, cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho ít nhất chín quốc gia khác. Bản đồ dưới đây cho thấy sự lan rộng toàn cầu ở các quốc gia được hỗ trợ, những người đã tổ chức tham vấn trực tiếp kết hợp các nhóm hoặc đơn lẻ theo phương thức trực tuyến, qua mạng, quy tụ khoảng 2.400 người tham gia của 61 quốc gia, với danh hiệu được vinh danh lần đầu tiên được tham vấn thành công.
 
Những người tham gia đến từ tất cả các ngành liên quan, từ cấp quốc gia và địa phương, thường bao gồm các cơ quan khu vực và quốc tế có liên quan. Những người tham gia được khảo sát để yêu cầu nhận thức của họ về các cuộc tham vấn, với 89% trong số họ nói rằng họ cảm thấy các cuộc tham vấn đã đáp ứng rất nhiều hoặc thỏa đáng các mục tiêu đã đặt ra. 
 
 “Tôi thực sự đánh giá cao quá trình giám sát và báo cáo của IWRM, không chỉ nhằm mục đích xác định tiến trình IWRM toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu SDG, mà quan trọng hơn là quá trình giám sát và tham vấn này phải mang lại lợi ích như thế nào cho các quốc gia, hợp tác xác định cách các quốc gia đó có thể tiến lên để thúc đẩy việc thực hiện IWRM trong tương lai ” Tiến sĩ Inthavy, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Nhóm công tác về quản lý tài nguyên nước và Chủ tịch GWP Đông Nam Á, cho biết trong buổi Trao đổi học tập, tham vấn.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: www.gwp.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 72


thoi trang cong so Hôm nay : 15147

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1241814

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49435001

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi