Các chính sách nên nhằm mục đích tăng cường quản trị nước trên các quốc đảo, đồng thời cũng xem xét đến tương tác và hiệu quả xã hội, kinh tế và sinh thái đảo. Hơn nữa, người dân đảo có thể biến giới hạn địa lý của họ thành cơ hội vàng bằng cách tận dụng sự gần gũi của các hệ sinh thái đất-nước-biển là nền tảng, cơ sở tri thức truyền thống phong phú trong quá trình quản lý và đưa ra quyết định với vấn đề tài nguyên nước và an ninh lương thực.
Với cách thức tiếp cận chuyên môn này, lộ trình sau đây chỉ ra 7 bước để bảo tồn chức năng của tài nguyên nước ngọt như sau:
- Tăng hiệu quả trong quá trình vận chuyển nước và sử dụng nước.
- Nghiên cứu hành vi của nước. Tăng cường nghiên cứu và tận dụng các hành vi cơ bản của nước (chu trình nước, các thuộc tính của nước) đối với việc phân bổ nước cần được nghiên cứu và là cơ sở để sắp xếp lại, phân phối lại các quyền này.
- Giám sát, quản lý dữ liệu và mô hình hóa. Cần phải mở rộng và phân loại các nguồn dữ liệu thu thập được và sử dụng chúng làm đầu vào cho các khung phân tích thông báo cho những nhà ra quyết định về tác động của các kịch bản sử dụng nước trong tương lai đối với hệ sinh thái xã hội và hải đảo.
- Kiểm soát và thực thi. Kiểm soát và thực thi cùng với các chương trình nâng cao nhận thức sẽ ngăn chặn hành vi của từng người sử dụng nước.
- Thể chế: Sự hợp tác tương trợ lẫn nhau trong thể chế ở các đảo SIDS còn yếu, gây ra nhiều hạn chết trong việc hoạch định chính sách dựa và sự hợp tác.
- Hợp tác liên đảo: Một cuộc trao đổi tích cực giữa các đảo về các can thiệp và chính sách thành công cũng như các bài học rút ra từ các sáng kiến trong quá khứ sẽ bù đắp cho sự thiếu quy mô mà mỗi SIDS phải đối mặt.
- Chất lượng nước. Quản lý nước thải và ô nhiễm nguồn nước phải được ưu tiên cao nhất để bảo đảm sức khỏe và ngăn chặn sự phá hủy sinh thái trên đảo.
Cuối cùng, sự đóng góp của hệ thống quản lý nước ngọt cho SIDS càng trở nên phù hợp hơn trong thời điểm đang diễn ra đại dịch Corona (Covid-19) như hiện nay, khi SIDS phải đối mặt với cơ sở tài nguyên hạn chế, các tuyến giao thông bị chặn và một ngành du lịch hoàn toàn bị đình trệ. Điều này cho thấy các SIDS phải tạo ra khả năng dự phòng để đáp ứng nhu cầu về nước và lương thực trong những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, ngay cả khi các biện pháp bảo vệ này được áp dụng, nhiều SIDS sẽ vẫn phụ thuộc cơ bản vào các nhà cung cấp nước ngoài. Do vậy, việc tổng hợp xây dựng một lộ trình chi tiết và kế hoạch hành động phù hợp để quản lý tài nguyên nước trên SIDS có vai trò lớn trong an ninh lương thực.
Nghiên cứu này cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện thời và tương lai xem xét đến sự can thiệp của chính sách nước với an ninh lương thực cho các quốc đảo trên toàn cầu, cũng như kêu gọi những đầu tư nghiên cứu, sáng kiến, chi sẻ những hiểu biết về quản lý nước thích hợp trên SIDS duy trì an ninh lương thực; Hợp tác liên đảo có thể đóng góp gì cho sự phát triển sử dụng nước bền vững; quản lý nước thải có thể được cải thiện để giảm tác động tới đại dương; trao quyền cho các cư dân quốc đảo SIDS có thể được và có các điều kiện an ninh lương thực.