Khi hành tinh của chúng ta trở nên dễ bị tổn thương hơn trước biến đổi khí hậu và thảm họa thiên niên, chúng ta cần một cách suy nghĩ mới về những rủi ro và làm thế nào để đưa nội dung đánh giá rủi ro này vào trong quá trình phát triển. Những thảm họa thiên nhiên lớn và nhỏ kéo theo nghèo đói, giảm nguồn sinh kế và thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.
Để tránh gia tăng tình trạng nghèo đói do thiên tai gây ra, chúng ta cần nghĩ về việc chuẩn bị kịch bản đối phó với những thảm họa, rủi ro từ những góc độ mới. Điều này không có nghĩa là chúng ta không chỉ tập trung vào giảm mức độ tàn phá của các trận động đất, mà còn phải đánh giá rủi ro trước và trong quá trình xây dựng các công trình có nguy cơ gây ra các dư chấn động đất như xây dựng đường bộ, xây nhà hay các rủi ro do sóng thần gây ra. Đây được coi là bước tiến trong việc quản lý rủi ro.
Mối liên hệ giữa rủi ro và phát triển
Chương trình Nghị sự năm 2030 đưa ra một cam kết đáng kể về quản lý những rủi ro, thảm họa thiên nhiên đối với tất cả các cấp độ khác nhau. Khung hành động của Sendai về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (2015-2030) - Hành động số 3 đưa ra điểm chính quan trọng thể hiện sự kết nối rõ ràng giữa rủi ro và phát triển kinh tế “Giảm tổn thất kinh tế do thiên tai trực tiếp gây ra tính theo GDP toàn cầu vào năm 2030”. Điều này thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro của thiên tai.
Hiện Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang tập trung vào 3 lĩnh vực chính nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của những quản lý thông tin về rủi ro, cũng như việc tiếp nhận những thông tin rủi ro.
Trước tiên, UNDP tiến hành đánh giá nhiều hơn về rủi ro với nhiều dữ liệu hơn. Sau đó, truyền đạt và phổ biến thông tin đó theo định dạng thân thiện với người dùng. Và cuối cùng, cần phải giúp đảm bảo thông tin rủi ro này được sử dụng hiệu quả trong quá trình đưa ra các kế hoạch và quá trình quyết định phát triển.
Tại sao ba bước này rất quan trọng? Theo UNDP, việc giảm thiểu rủi ro là một phần không thể thiếu của chính quá trình phát triển. Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp quản lý thông tin rủi ro trong tất cả các kế hoạch của UNDP, hay còn được gọi là quản trị rủi ro, cần phải tăng cường hệ thống quản trị để có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy. Đây được coi là cơ sở để những người đi đến quyết định cuối cùng thực sự chịu trách nhiệm về chính sách phát triển mà họ đưa ra.
Kể từ năm 2005, UNDP đã hỗ trợ hơn 120 quốc gia thực hiện đánh giá việc giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) và thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA). Các chương trình đã và đang được thưc hiện nhằm hướng tới có những kết quả để thông báo với Chương trình nghị sự về rủi ro thiên tai thông qua việc triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) như: Sáng kiến hỗ trợ truyền thông, hỗ trợ chính sách (MAPS). Các cam kết MAPS đã giúp thúc đẩy việc quản lý và đánh giá rủi ro ở các quốc gia như Armenia, Jamaica, Mauritius, Sudan, Philippines, Quần đảo Solomon,… đồng thời, công nhận tình trạng rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu là trở ngại chính để đạt được SDGs.
Theo ước tính, trong 20 năm qua, 77% thiệt hại kinh tế là do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu gây ra. Cùng với đó, 1,3 triệu người đã bị mất mạng trong các thảm họa như sóng thần, động đất.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, việc kết hợp thực hiện và đưa quản lý thông tin rủi ro vào chương trình Nghị sự phát triển sẽ giúp giảm thiểu các tổn thương, đồng thời kết nối các nhu cầu phát triển trước mắt, trung và dài hạn, trong khi vẫn đảm bảo tính bền vững của đầu tư phát triển và sinh kế bền vững. Điều này rất hữu ích để đạt được kết quả theo khung hành động Sendai với mục đích giảm thiểu đáng kể rủi ro thiên tai và giảm tổn thất khi có thiên tai, mà còn thúc đẩy tầm nhìn cho Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.