50% dân số thế giới dựa vào nguồn nước ngầm để làm nước uống hàng ngày. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước chính cho các hộ dân vùng nông thôn sống cách xa nguồn nước và cơ sở hạ tầng đường ống cấp nước. Đối với sản xuất lương thực, nước ngầm cung cấp nước tưới cho 40% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới.
Trong phiên họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, sự kiện bên lề Đánh giá nguồn tài nguyên vô hình - Tầm quan trọng của hợp tác tài nguyên nước ngầm xuyên biên giới, do Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovenia, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Âu (UNECE) và UN-Water tổ chức.
Sự kiện bên lề này đề cập tầm quan trọng của hợp tác về các tầng chứa nước xuyên biên giới, các công cụ hiện có, bao gồm cả công cụ pháp lý, cụ thể là Dự thảo Điều khoản về Luật các tầng chứa nước xuyên biên giới mà các đại biểu sẽ thảo luận tại Phiên họp lần thứ 77 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) và các điều khoản về nước ngầm xuyên biên giới của Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế của Ủy ban Kinh tế Châu Âu, thông qua năm 1992, có hiệu lực năm 1996 (Công ước Helsinki 1992).
Sự kiện cũng thảo luận về cách tích hợp tốt hơn vấn đề nước ngầm xuyên biên giới và hợp tác nước mở rộng trong các cuộc thảo luận ở New York tại Đại hội đồng và tại Hội nghị nước 2023 của Liên Hợp Quốc (22-24/3/2023, New York).