Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Liên Hợp Quốc kêu gọi thực hiện quyền con người về Nước và Vệ sinh môi trường đối phó với đại dịch Covid-19

Thứ hai - 23/11/2020 22:56
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày 16 tháng 11, một báo cáo viên đặc biệt về quyền con người đối với nước và vệ sinh an toàn , cùng với 22 đặc phái viên, chuyên gia về nhân quyền, Nước và Vệ sinh môi trường và Y tế của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung. Tuyên bố ban đầu được công bố bởi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR), nhân kỷ niệm Ngày Nhà vệ sinh Thế giới 2020.
Nôi dung tuyên bố tập trung vào chủ đề đại dịch Covid-19 và quyền con người với nước và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau: 
 
Năm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Nhà vệ sinh Thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, điều này nhấn mạnh nhu cầu quan trọng để đảm bảo tiếp cận với nước và vệ sinh, đặc biệt là đối với những người đang sống trong điều kiện sống và môi trường dễ bị tổn thương nhất. 
 
Đối với một số người, chúng ta chỉ đang sống trong “môi trường bình thường mới”, với đại dịch COVID-19 bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt và làm việc. Nhưng đối với nhiều người trên khắp thế giới đang phải sống trong thời kỳ khủng hoảng do hậu quả nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Đặc biệt, đối với nhiều phụ nữ sống trong cảnh nghèo đói, việc không được tiếp cận với nước và vệ sinh khiến họ không chỉ bị khủng hoảng về sinh kế mà còn đối mặt với nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản.


 
Hiện giờ chúng ta đều biết rằng một cách để ngăn ngừa sự lây lan của vi rút là thực hành vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước. “Rửa tay thường xuyên” là một thói quen đơn giản hàng ngày của nhiều người nhưng nó lại là một đặc quyền và xa xỉ đối với những người không có đủ nước và dịch vụ vệ sinh thâm chí có những nơi mọi người phải quyết định sử dụng nước để uống hay dùng nước để rửa tay.
 
Với tư cách là các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc, chúng tôi kêu gọi các chính phủ trên thế giới thực hiện hoặc khôi phục chính sách cấm cắt nguồn cấp nước cũng như các nguồn cung cấp cơ bản khác và đảm bảo một lượng tối thiểu nước và các nguồn cung cấp cơ bản thiết yếu khác cho những người đang gặp khó khăn để chi trả cho các dịch vụ nước và vật tư đó.
 
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận quyền con người được tiếp cận với nước uống và vệ sinh an toàn trong Nghị quyết 64/292 năm 2010 và các nghị quyết tiếp theo đó trong suốt một thập kỷ qua. Vào năm 2020, năm kỷ niệm 10 năm sự công nhận của thế giới về quyền này, chúng tôi nhắc nhở và  kêu gọi tất cả các chính phủ cũng như các chính quyền địa phương và khu vực về cam kết và nghĩa vụ nhân quyền của họ trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người về nước và vệ sinh môi trường cho cá nhân, gia đình và cộng đồng đặc biệt với các đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả các nhóm yếu thế về chủng tộc và sắc tộc.
 
Chúng tôi nhấn mạnh rằng đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 là các cộng đồng nghèo nhất, đặc biệt là những nhóm dân cư bản địa, dân tộc thiểu số và các cộng đồng nghèo ở nông thôn, cũng như những người sống trong điều kiện đông đúc và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ nước, vệ sinh và vệ sinh đầy đủ như những người tị nạn, trại tị nạn cho người di cư, các khu định cư không chính thức hoặc chỗ ở tạm thời cho người lao động nhập cư, và các đối tượng khác. Hơn nữa, những người này thường bị buộc phải ra ngoài kiếm sống hàng ngày, thường xuyên phải di chuyển trong các phương tiện giao thông công cộng đông đúc, điều này càng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các nhu cầu cơ bản của những người cao tuổi, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp bị lây nhiễm trở nên trầm trọng hơn do đại dịch, đặc biệt là đối với những người sống một mình, đối tượng cần được chăm sóc, hoặc cần hỗ trợ. Đặc biệt, trong bối cảnh này thì vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng sẽ ngày càng gia tăng, do vậy việc đảm bảo tiếp cận phổ cập nước và vệ sinh là cần thiết và là cấp thiết để chống lại đại dịch toàn cầu này.
 
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, đại dịch COVID-19 vẫn tồn tại bên cạnh chúng ta và tác động của nó không chỉ tiếp tục tàn phá sức khỏe và hạnh phúc của mọi người trên khắp thế giới, mà còn tiếp tục gia tăng nghèo đói và tình trạng dễ bị tổn thương của hàng triệu người. Nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện việc ngắt nguồn cấp nước khi các hộ gia đình không thể thanh toán tiền nước. Nhiều quốc gia vẫn chưa xem xét việc kết nối lại các dịch vụ cấp nước cho những hộ gia đình bị cắt nước trước đại dịch. Trong nhiều trường hợp, tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh do các dịch vụ cung cấp nước và vệ sinh ở các trại giam, trại tạm giam, trường học và các cơ sở giáo dục khác không đủ và thiếu an toàn. Đối với người vô gia cư thì càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chúng tôi lưu ý một cách lo ngại rằng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu này làm bùng lên những bất bình đẳng hiện có do sự phân biệt đối xử mang tính hệ thống và cơ cấu, các chính sách và thực hành thường xuyên cản trở việc tiếp cận nước và vệ sinh cũng như an ninh lương thực của những nhóm người bị thiệt thòi.
 
Các tác động đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ và trẻ em gái, về nhu cầu vệ sinh cụ thể của họ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng nguy cơ cao bị bạo lực tình dục, mặc dù thực tế là ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ thường là người chăm sóc gia đình và trẻ em gái đi lấy nước cho gia đình. Trên thực tế, phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ cao nhất trở thành nạn nhân của bạo lực giới, bao gồm cả hiếp dâm, trong và xung quanh khu vực  vệ sinh, nơi cấp nước, đặc biệt là ở các không gian chung và công cộng. Hơn nữa, cùng với việc thiếu các phương tiện vệ sinh dễ tiếp cận và các dịch vụ vệ sinh còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đối tượng người khuyết tật trên toàn thế giới. Người cao tuổi cũng tiếp tục chịu tác động lớn và bất bình đẳng, bao gồm cả người cao tuổi khuyết tật và phụ nữ lớn tuổi.
 
Thông qua lời kêu gọi chung này được phát động vào Ngày Nhà vệ sinh Thế giới, chúng tôi kêu gọi các chính phủ, cũng như các chính quyền địa phương và khu vực, trước hết là ngăn chặn việc ngắt kết nối dịch vụ cấp nước cho những người có hoàn cảnh thiếu thốn, dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của đại dịch,  ưu tiên tiếp cận phổ cập nước và vệ sinh, vì quyền con người. 
 
Chúng tôi kêu gọi ưu tiên cuộc sống của mọi người và sinh kế  hơn các lợi ích kinh tế của các dịch vụ cấp nước dù là nhà nước hay tư nhân. Cuối cùng, chúng tôi nhấn mạnh rằng, bất kể mức độ phổ biến của đại dịch COVID-19 hay các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khác, việc cấm ngắt nguồn nước và các dịch vụ cơ bản cho những người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương nói chung phải được cần phải được thực hiện và phổ biến hơn khắp thế giới.  Chúng tôi nhắc lại rằng cốt lõi tối thiểu của quyền con người đối với nước và vệ sinh phải được đảm bảo mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Hơn nữa, chúng tôi nhắc lại các cam kết toàn cầu trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 3 về đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi và Mục tiêu 6 về đảm bảo sẵn có và quản lý bền vững nước và vệ sinh môi trường an toàn cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử trên bất kỳ cơ sở nào. Cần phải khẩn trương thúc đẩy và thực hiện các thay đổi về chính sách và luật pháp để biến nhu cầu cấp bách do khủng hoảng sức khỏe cộng đồng thành các đảm bảo và biện pháp bảo vệ để thực hiện các quyền của con người đối với nước và vệ sinh trong mọi thời điểm và hoàn cảnh, đặc biệt trong thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang đối phó và cố gắng vượt qua đại dịch”. 
 

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: unwater.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi