Tiến sĩ Chris Perry là một nhà kinh tế chuyên về quản lý tài nguyên nước. Ông đã làm việc cho Ngân hàng Thế giới hơn hai mươi năm. Perry sau đó là trưởng bộ phận nghiên cứu tại Viện Quản lý Nước Quốc tế và sau khi nghỉ hưu là Tổng biên tập của Tạp chí Quản lý nước nông nghiệp. Trong một bài báo cáo mới nhất ngày 9 tháng 3 năm 2021, hướng tới diễn đàn về Nước toàn cầu và kỉ niệm Ngày nước thế giới ông đã đưa ra một vài quan điểm của mình về Quản lý tài nguyên nước bền vững dựa vào những quan sát, nghiên cứu của ông trong nhiều năm nghiên cứu, làm việc về lĩnh vực tài nguyên nước.
Theo Tiến sĩ Chris Perry, Quản lý nước “bền vững” là một mục tiêu mà hầu hết mọi chính phủ, quốc gia và vùng lãnh thổ, tất cả đều cố gắng cam kết thực hiện, nhưng để đạt được thì lại rất ít. Trong bài báo ngắn gọn này, Perry đã phản ánh quan điểm của ông để thực hiện quản lý nước bền vững.
Bền vững vật lý
Khởi đầu của quản lý tổng hợp tài nguyên nước xuất phát từ ý tưởng đơn giản về thủy văn học rằng, nước ở một lưu vực sông cần phải được quản lý đầy đủ, bất kì sự can thiệp ở bất kì vị trí nào trên lưu vực đều có ảnh hưởng đến lưu vực đó.
Trong nước có rất nhiều biến số như lũ lụt, hạn hán ngắn, hạn hán dài và tất nhiên là cả biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta có thể can thiệp vật lý đáng kể vào hệ thống nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội làm gia tăng lượng nước tiêu thụ; mực nước ngầm giảm do quá trình bơm và đạt được trạng thái cân bằng mới khi các dòng chảy ra khác giảm đi, đồng thời quá trình bổ cập nước ngầm mới sẽ phụ thuộc vào các con sông và độ sâu của mực nước ngầm gần đó. Kịch bản này hoàn toàn “bền vững” trên cơ sở “dòng vào” và “dòng ra” ở trạng thái cân bằng và sẽ tiếp tục vô thời hạn tùy thuộc vào sự thay đổi của thời tiết.
Tính bền vững vật lý này có thể được đáp ứng khi sự khai thác nước ngầm đạt đến mức cân bằng mới (lượng nước khai thác bằng với lượng nước bổ cập). Nếu lượng khai thác nước ngầm vượt quá khả năng bổ cập của nguồn nước sẽ dẫn đến tình trạng không đạt được trạng thái cân bằng khiến cho tầng chứa nước cạn kiệt.
Rõ ràng là sự bền vững chỉ được đảm bảo khi lượng nước khai thác ít hơn so với lượng nước được bổ cập trở lại nguồn nước.
Bền vững chính trị
Khía cạnh phát triển bền vững thứ hai chính là khả năng chấp thuận chính trị. Yếu tố này không hề khách quan mà phụ thuộc vào khả năng đàm phán, tranh luận giữa các bên liên quan, đặc biệt là những người ra quyết định trong lĩnh vực nước.
Sự đồng thuận chính trị rất khó có thể đạt được khi mỗi bên đều có quan điểm, mục đích khác nhau, do vậy để đạt được sự bền vững chính trị nên tính toán những thiệt hại, rủi ro của việc thiếu sự nhất trí, thống nhất về mặt chính trị.