Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020: Nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa tiêu dùng và đất đai

Thứ sáu - 19/06/2020 08:32
Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêu dùng và đất đai.

Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêu dùng và đất đai.

Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêu dùng và đất đai. Các sự kiện được tổ chức theo phương thức trực tuyến với hàng loạt sự kiện và nội dung phong phú từ khắp các quốc gia trên thế giới. Bộ Lâm nghiệp Hàn Quốc đóng vai trò quan sát viên sự kiện toàn cầu này năm 2020.

Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán được Liên Hợp Quốc tổ chức thường niên vào ngày 17 tháng 6 hàng năm. Theo đó, năm 2020 sẽ tập trung vào chủ đề nâng cao nhận thức cộng đồng về những nguyên nhân chính gây ra sa mạc hóa và suy thoái đất đó là sản xuất và tiêu dùng không ngừng. 
 
Khi dân số ngày càng gia tăng, cuộc sống giàu có hơn, đô thị hóa nhanh hơn, nhu cầu về đất đai để cung cấp nguồn lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các nhu cầu về nguyên liệu cho dệt may,… ngày càng lớn. Trong khi đó, chất lượng và năng suất của đất canh tác hiện tại đang suy giảm, có xu hướng ngày càng trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.


Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêu dùng và đất đai.
 
Để có đủ đất sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khoảng 10 tỷ người vào năm 2050, Thế giới cần phải thay đổi lối sống và tư duy tiêu dùng. Do vây, Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 có khẩu hiệu 3F “Food. Feed. Fibre.” Với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng sản phẩm, tác động tiềm tàng với môi trường của việc sử dụng quá mức so với nhu cầu tiêu dùng cần thiết cũng như cách để giảm nhu cầu.
 
 Do nhu cầu về thực phẩm, quần áo, thức ăn,… ngày càng tăng. Kết quả là đất đai bị chuyển đổi và suy thoái với tốc độ không kiểm soát được trên khắp thế giới gây thiệt hại cho sản xuất, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
 
“Nếu chúng ta tiếp tục sản xuất và tiêu dùng như hiện nay, đồng nghĩa với việc chúng ta đã khai thác quá khả năng đáp ứng của hành tinh Trái Đất. Do vậy, để cứu hành tinh trái đất, tất cả chúng ta cần đưa ra lựa chọn tốt hơn về những gì chúng ta ăn và mặc để giúp bảo vệ và khôi phục lại nguồn tài nguyên Đất” - Ông Ibrahim Thiaw, Thư ký điều hành Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa cho biết trong một bài phát biểu của mình. 


Biến đổi khí hậu khiến cho sa mạc hóa trở nên trầm trọng hơn
 
Những số liệu sử dụng đất
 
• Ngày nay, hơn 2 tỷ ha đất sản xuất trước đây đã bị xuống cấp, thoái hóa.
 
• Hơn 70% hệ sinh thái tự nhiên đã bị chuyển đổi. Đến năm 2050, con số này có thể đạt 90%.
 
• Đến năm 2030, sản xuất lương thực sẽ cần thêm 300 triệu ha đất.
 
• Đến năm 2030, ngành công nghiệp thời trang được dự đoán sẽ sử dụng thêm 35% đất - hơn 115 triệu ha, tương đương với diện tích đất nước Colombia.
 
Sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cũng là nguyên nhân góp phần vào sự thay đổi khí hậu, với khoảng một phần tư lượng khí thải nhà kính đến từ các hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác. Sản xuất quần áo và giày dép gây ra 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng gần 50% vào năm 2030. 
 
Tuy nhiên, trong thời đại ứng dụng kỹ thuật số ngày nay: Từ lương thực, thực phẩm đến đồ vật dụng cá nhân đều có thể dễ dàng tiếp cận mua trong các cửa hàng, siêu thị. Do vậy, con người ngày càng trở nên thờ ơ với những lợi ích mà cây xanh và thiên nhiên mang lại. Chủ đề Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm 2020 hy vọng sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn mối liên hệ thực sự giữa những gì họ mua và tiêu dùng cho bản thân với những thiệt hại đối với trái đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
 
Do vậy, bằng việc thay đổi hành vi tiêu dùng, cũng như áp dụng các kế hoạch sản xuất hiệu quả, bền vững mới có thể g đủ đất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người trong tương lai. Nếu mọi người tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không làm suy giảm đất, các nhà cung cấp, các nhà sản xuất cũng sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất các sản phẩm, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược sản xuất thân thiện, hiệu quả hơn. 
 
Những thay đổi trong chế độ ăn uống và hành vi cụ thể để hưởng ứng Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán, bao gồm: Cắt giảm chất thải thực phẩm, sử dụng các sản phẩm nội địa, địa phương và giảm nhu cầu mua đồ dùng cá nhân, tái sử dụng quần áo thay vì luôn mua mới … những hành vi này có thể giúp giảm sử dụng đất, đồng thời có thể giảm lượng khí thải carbon do sản xuất.  
 
Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán
 
Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán được tổ chức hàng năm để thúc đẩy nhận thức cộng đồng về các nỗ lực chống sa mạc hóa. Ngày này là ngày nhắc nhở mọi người rằng các vấn đề về suy thoái đất có thể đạt được thông qua các nhiều phương thức cùng với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và hợp tác ở tất cả các cấp và trên toàn thế giới.  
 
 Chủ đề cho năm 2020 dựa trên một cuộc thi đã được tổ chức trong thời gian gần đây, dựa vào ý tưởng của ông Irfan Miswari – Người đã giành chiến thắng với đề xuất về tác động của ngành công nghiệp thời trang đối với đất và nước ở tỉnh Tây Java,  Indonesia. Đây là một trong khu vực dễ bị hạn hán trong mùa khô và hiện có hơn một trăm công ty dệt may đang hoạt động, trong khi phải sử dụng hơn 2500 lít nước để trồng bông nhằm sản xuất một chiếc áo phông.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)

Nguồn tin: unccd.int

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi