Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Ngày nước thế giới 2023 và những con số thống kê

Thứ sáu - 17/03/2023 10:00
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2023 được Liên Hợp Quốc phát động ̣ với chủ đề là “Accelerating Change” - “Thúc đẩy sự thay đổi” nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia; đồng thời, hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu.
 

Dưới đây là một số số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc liên quan đến vấn đề nước:

• 1,4 triệu người chết hàng năm và 74 triệu người sẽ bị giảm tuổi thọ do các bệnh liên quan đến nước và điều kiện vệ sinh kém (WHO 2022).

• Ngày nay, cứ 4 người thì có 1 người trên khắp thế giới thiếu nước uống an toàn (WHO/UNICEF 2021).
 
‘An toàn’ là viết tắt của thuật ngữ chính thức ‘được quản lý an toàn’, có nghĩa là nước uống tại cơ sở, có sẵn khi cần và không bị nhiễm bẩn nguy hiểm.
 
• Gần một nửa dân số toàn cầu – khoảng 3,6 tỷ người – thiếu điều kiện vệ sinh an toàn (WHO/UNICEF 2021).
 
‘Vệ sinh an toàn’ (chính là ‘Vệ sinh được quản lý an toàn’) là nhà vệ sinh không dùng chung với các hộ gia đình khác, và là nơi chất thải của con người được xử lý an toàn tại chỗ hoặc được chuyển đi và xử lý bên ngoài cơ sở.
 
• 494 triệu người vẫn đi vệ sinh bừa bãi (WHO/UNICEF 2021).
 
Nhiều người không còn cách nào khác là phải đi vệ sinh ngoài trời – trên cánh đồng, bụi rậm, rãnh nước và ngõ hẻm – thường là khi trời đã tối để tránh bị mọi người nhìn thấy. Ở những khu vực khác, cơ sở vật chất hoặc xuống cấp, không thể sử dụng được hoặc không phù hợp với tập tục nên mọi người từ chối sử dụng.


 
• Khoảng 1,8 tỷ người sử dụng hoặc làm việc trong các cơ sở y tế mà không có các dịch vụ nước cơ bản (WHO 2021).

Điều này nghĩa là gần ¼ dân số thế giới làm việc hoặc điều trị bệnh tại các phòng khám hoặc bệnh viện - nơi có nguồn cung cấp nước cách khoảng 30 phút đi bộ/xếp hàng hoặc nước được lấy từ nguồn không được bảo vệ như suối, sông hoặc ao.
 
• Trên toàn cầu, khoảng 44% lượng nước thải từ hộ gia đình không được xử lý an toàn (UN-Water 2021).
 
Điều này có nghĩa là gần ½ lượng nước thải từ các hộ gia đình – từ nhà vệ sinh, bồn rửa, cống rãnh, máng nước – xả trực tiếp vào thiên nhiên mà không loại bỏ các thành phần độc hại.
 
• Các vùng đất ngập nước đang bị cạn kiệt để phục vụ cho nông nghiệp, với hơn 50% diện tích bị mất kể từ năm 1900 (UNEP).
 
Đây là một trong nhiều mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng nước và khí hậu. Đất ngập nước bị mất sẽ làm mất đi môi trường sống của nhiều loài. Làm giảm đất và thực vật quan trọng hấp thụ Carbon, đồng thời phá hủy hệ sinh thái có khả năng tự làm sạch và chống lại lũ lụt một cách tự nhiên.
 
• Nhu cầu nước toàn cầu (khi lượng nước bị suy giảm) dự kiến sẽ tăng 55% vào năm 2050, chủ yếu là do nhu cầu nước cho sản xuất ngày càng tăng (tăng 400%). (OECD 2012).
 
Dân số ngày càng tăng sẽ tiêu thụ mọi thứ nhiều hơn. Dưới áp lực dân số tăng nhanh, nước là nguồn tài nguyên hữu hạn, vì vậy chúng ta cần phải có cách thức sử dụng nước hiệu quả và công bằng hơn, ở đâu và cho ai.
 
• Khoảng 72% lượng nước khai thác được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 16% cho các hộ gia đình và dịch vụ thuộc khu vực đô thị, và 12% sử dụng cho ngành công nghiệp (UN-Water 2021).
 
Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành tiêu thụ lượng nước lớn nhất trên thế giới. Khi dân số tăng lên và nhu cầu sử dụng lương thực nhiều hơn, chúng ta phải khiến cho việc canh tác nông nghiệp sử dụng nước hiệu quả hơn nữa.
 
• Khoảng 43% tổng lượng nước ngọt được khai thác ở Châu Âu phục vụ làm mát nhà máy điện (ở một số quốc gia chiếm đến hơn 50%), ở Hoa Kỳ là gần 50% và Trung Quốc vượt hạn mức khoảng 10% (LHQ 2014).
 
Một lần nữa, đây chính là mỗi liên kết giữa hành động vì nước và hành động vì khí hậu. Chúng ta càng nhanh chóng loại bỏ việc sản xuất năng lượng làm tiêu hao nhiều nước, chúng ta càng có thể giảm phát thải khí nhà kính và giảm áp lực đối với nước nhanh hơn.
 
• Chỉ có 24 quốc gia báo cáo rằng tất cả các lưu vực xuyên biên giới của họ đều đạt được các thỏa thuận hợp tác (UNESCO và UNECE 2021).

Phần lớn các quốc gia có tài nguyên nước – hồ, sông, tầng chứa nước dưới đất – nằm trên hoặc dưới ranh giới quốc gia. Khi nhu cầu về nước tăng lên và biến đổi khí hậu gây thiệt hại cho tài nguyên nước, rõ ràng các quốc gia cần phải hợp tác để quản lý các nguồn tài nguyên quan trọng này.

 



 

Tác giả bài viết: DWRM (Tổng hợp)

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi