Sự thiếu hụt lượng mưa vào cuối năm 2017 và đầu năm nay đang dẫn đến mất an ninh lương thực và khan hiếm nước. Điều này cũng làm trầm trọng thêm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tăng cao ở Afganistan.
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (Ucicef ) vào tháng 4 năm 2018, vấn đề an ninh lương thực và nước sạch bắt đầu nghiêm trọng hơn khi 10 tỉnh của đất nước này đang bị những ảnh hưởng tồi tệ nhất của việc khan hiếm nước, nơi có 20 đến 30 % nguồn nước bị khô hạn, không có nước. Do đó, trẻ em là đối tượng chịu thiệt thòi và dễ bị tác động nhất đặc biệt ở những vùng đang thiếu lương thực sẽ ngày một trở nên tồi tệ hơn.
Mùa đông cực kỳ khô trong năm 2017 và thiếu mưa trong những tháng đầu năm 2018 đã ảnh hưởng đến 22 tỉnh thành trên toàn Afghanistan và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của một triệu người, với thêm hai triệu người có thể bị ảnh hưởng của trong những tháng tới của năm 2018.
Mười ba tỉnh, trong tổng số 34 tỉnh của cả nước Afganistan, chỉ tiếp nhận được 30% lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến hết tháng 2 năm 2018.
"Ưu tiên hàng đầu của Afganistan là cần phải ngăn chặn tình trạng này bằng cách hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu của trẻ em và các gia đình trong vùng bị ảnh hưởng tồi tệ nhất của hạn hán thiếu nước." - Ông Adele Khodr, Đại diện UNICEF tại Afghanistan cho biết.
Ông Adele Khodr cũng chia sẻ, trẻ em trên khắp đất nước đã phải đối mặt với nhiều thách thức và bây giờ họ phải đối phó với mối đe dọa mới là thiếu nước.
Tác động của hạn hán rất dễ dẫn đến việc làm nghiêm trọng hơn với những trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính nặng - suy dinh dưỡng theo mùa. Và thường tăng trung bình khoảng 25 % mỗi năm trong những tháng mùa hè. Hiện nay, có 1,6 triệu trẻ em và 443.000 phụ nữ có thai và cho con bú bị suy dinh dưỡng trên khắp Afghanistan.
"Ngăn chặn suy dinh dưỡng đã là một ưu tiên hàng đầu tại Afghanistan. Chúng tôi cần phải chắc chắn rằng trẻ em và gia đình có được quyền được tiếp cận với nguồn thực phẩm dinh dưỡng, dịch vụ nước và vệ sinh môi trường an toàn. Tác động của suy dinh dưỡng có thể kéo dài suốt đời, đó là lý do tại sao mà chúng tôi xác định và kêu gọi hỗ trợ điều trị suy dinh đưỡng ở trẻ em có nguy cơ suy dinh dưỡng bây giờ" - ông Khodr nhấn mạnh.
Một lực lượng chống hạn hán khẩn cấp đã được thành lập bởi Chính phủ nước Cộng hòa hồi giáo Afghanistan. Đây là lực lượng phối hợp và sắp xếp các phản ứng trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm giáo dục, dinh dưỡng, nước, vệ sinh môi trường, an ninh lương thực và nông nghiệp.
UNICEF và các đối tác quốc tế đã dự tính hiện nay cần phải hỗ trợ khẩn cấp 92.000 trẻ em và 8.500 phụ nữ mang thai và cho con bú. UNICEF cũng ước tính, từ giữa tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, khoảng 121.000 trẻ em suy dinh dưỡng dưới năm tuổi và 33.000 phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú có thể cần được hỗ trợ các dịch vụ cơ bản về nước và nguồn dinh dưỡng.
Thống kê của các bộ phận về nước của UNICEF, tổ chức Vệ sinh môi trường và Vệ sinh (WASH) cũng cho thấy, có đến 875.000 người có thể cần sự giúp đỡ trong vòng 3-6 tháng tới. UNICEF và các đối tác đang mở rộng quy mô hoạt động của mình để đáp ứng với chế độ dinh dưỡng hợp khẩn cấp.
Trong đó các tỉnh bị ảnh hưởng bao gồm: Bagdhish, Bamyan, Daykundi, Ghor, Helmand, Kandahar, Jawzjan, Nangarhar, Nimroz, Nuristan, Takhar, và Uruzgan là những tỉnh đặc biệt cần ưu tiên quan trọng hỗ trợ thực phẩm và nước, vệ sinh môi trường.
Tổ chức UNICEF tại Afghanistan đang kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ bổ sung 10 triệu đô la Mỹ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em và các hộ gia đình đang phải đối mặt với thiếu lương thực và nước sạch bao gồm: Cung cấp nước sạch cho 200.000 người và trợ giúp vệ sinh môi trường, bao gồm hóa chất cho bộ dụng cụ xử lý nước và vệ sinh; và trợ giúp dinh dưỡng cơ bản cho 65.000 trẻ em.
UNICEF cũng kêu gọi tất cả các bên xung đột và thế giới trợ cấp nhân đạo và hỗ trợ quá trình tiếp cận trợ giúp trẻ em và người dân đang phải đối mặt với hạn hán ở quốc gia này.