Bài viết này đưa ra so sánh về cách thức quản lý nước dưới đất được áp dụng tại Tokyo, Nhật Bản và Hội đồng quản trị sở nước quận Orange (OCWD), bang California, Mỹ. Thời gian so sánh được tính từ những năm 1950 trở lại đây.

Sông Sumida -Tokyo, Nhật Bản
Cả hai khu vực đã phải đối mặt với tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, nhưng phản ứng của 2 khu vực là khác nhau. Các công cụ chính sách chủ yếu tại Tokyo là đã xây dựng các công trình cung cấp nước mặt và các quy định về công nghệ, trong khi ở OCWD, họ đặt ra thuế bơm và bổ sung nhân tạo nước dưới đất dựa trên doanh thu thuế. Kết quả của hai chính sách này là trái ngược hẳn: việc cấp nước đã được chuyển gần như hoàn toàn từ nước ngầm sang nước mặt ở Tokyo, trong khi nguồn nước ngầm vẫn là một nguồn nước quan trọng trong OCWD, Mỹ.
Sự khác biệt trong phản ứng chính sách giữa hai thành phố là do ba yếu tố: hệ thống trợ cấp, các quy định pháp lý về khai thác nước ngầm, và cơ quan chính quyền địa phương. Trong trường hợp của Tokyo, Luật nước công nghiệp năm 1956 đã quy định giới hạn đường kính giếng và kiểm soát độ sâu giếng khiến cho việc đào giếng mới trở nên tốn kém hơn. Đồng thời, pháp luật cho phép chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính cho việc xây dựng công trình nước công nghiệp để hạ giá các nguồn nước mặt. Sự kết hợp này đã thúc đẩy sự chuyển đổi của nguồn cung cấp nước từ nguồn nước ngầm sang nước mặt.
Mặt khác, khoản trợ cấp hầu như là không có đối với trường hợp ở OCWD. Vì vậy, OCWD đã không có sự lựa chọn, nhưng để đảm bảo ngân sách cho quản lý nước ngầm nên họ đã đặt ra thuế bơm nước vào năm 1954. Nếu OCWD tự cố gắng xây dựng một đường ống dẫn nước, thì sẽ rất tốn kém và sẽ rất khó khăn để làm cho giá nước tốt hơn mà không có trợ cấp của chính phủ. Lượng nước ngầm ở quận Orange chủ yếu được bổ cập bằng dòng chảy từ sông Santa Ana và điều này đã tránh được chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng để dự trữ và cung cấp nước cho người dùng cuối.
Việc áp dụng hệ thống thuế bơm nước ở Nhật Bản là khá khó khăn do việc định nghĩa pháp lý về nước ngầm. Nước ngầm ở trong nước được coi là một phần của quyền sở hữu đất đai và vì vậy kiểm soát của người dân đối với việc sử dụng chúng là tất yếu. Các định nghĩa được thiết lập lần đầu tiên bởi một phán quyết của Tòa án tối cao vào năm 1896 và được củng cố bởi luật dân sự một tháng sau đó. Kết quả là, các quy định về nước ngầm thường bị coi là xâm phạm quyền sở hữu đất đai.
Một trong những quy tắc cơ bản để sử dụng nước dưới đất ở California được gọi là nguyên tắc sử dụng hợp lý. Mặc dù quy tắc này cấm khai thác nước ngầm ra ngoài lớp đất nằm phía trên, nhưng nó lại thừa nhận theo ý kiến đa phần của các chủ đất, nghĩa là giống với các quy tắc tương tự như ở Nhật Bản. Tuy nhiên, thuế bơm đã được đưa ra ở OCWD. Điều này là do các cơ quan cấp quận được xác định rõ ràng hơn trong trường hợp của Tokyo. Trước hết, OCWD được thành lập với sự chấp thuận của cơ quan lập pháp nhà nước vào năm 1933. Ngoài ra, việc cấp phép thuế bơm đã được trao cho OCWD bởi cùng một cơ quan vào năm 1954, nhưng quyền này đã không được đưa ra ở Tokyo.
Biện pháp đối phó tại Tokyo và OCWD có cả ưu điểm và nhược điểm. Các biện pháp đối phó tại Tokyo đã làm tốt để ngăn chặn sụt lún đất, nhưng chúng cũng gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như nước ngầm không sử dụng và sụt giảm khai thác nước mặt của nhà máy nước công nghiệp. Các biện pháp đối phó tại OCWD có thể được đánh giá tích cực về đa dạng hóa nguồn nước và nó đáp ứng các nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả một khoản tiền nào đó. Hơn nữa, OCWD tận dụng tối đa các dịch vụ hệ sinh thái địa phương. Tuy nhiên, thuế bơm không làm giảm nhu cầu sử dụng nước ngầm vì thuế suất được đặt thấp hơn giá của nước cấp.
Dựa trên những nghiên cứu về hai trường hợp ở trên có thể rút ra các bài học về chính sách. Đầu tiên, không nên quy định cụ thể về mặt kỹ thuật cũng không nên đặt ra thuế bơm để đưa ra một giải pháp hoàn hảo mà không có điều kiện. Thứ hai, mặc dù có rất nhiều lựa chọn chính sách có thể cho quản lý nước ngầm, nhưng những chính sách sẵn có nên được giới hạn bởi các yếu tố pháp lý và xã hội. Thứ ba, chuyển đổi hoàn toàn nguồn cấp nước có thể gây ra một vấn đề về mực nước ngầm quá cao.
Mặc dù vấn đề nước ngầm là mối quan tâm trên toàn thế giới hiên nay, nhưng nó vẫn là vấn đề thuộc khu vực địa phương chẳng hạn như một lưu vực mà cần có các giải pháp thực tế được thực hiện. Những giải pháp này thay đổi tùy theo các nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội của từng khu vực. Bài viết này đề cập đến hai loại chính sách kết hợp và ưu và nhược điểm của mỗi loại. Tuy nhiên, sự lựa chọn chính sách cho quản lý nước ngầm không chỉ giới hạn cho chỉ những vấn đề đã nêu ở trên đây. Ví dụ, một hệ thống giấy phép cũng có thể được xem xét. Rất nhiều thông tin cần được thu thập thông qua các nghiên cứu trường hợp để thúc đẩy xây dựng chính sách phù hợp ở cấp địa phương. Bài viết này là một bước đầu tiên hướng tới nghiên cứu tổng hợp như vậy.