Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Nhìn ra Thế giới

Tổ chức Nông Lương thế giới ra mắt ấn phẩm: Cảnh quan và Cuộc sống

Chủ nhật - 08/04/2018 23:33
Bìa của ấn phẩm: Cảnh quan và Cuộc sống

Bìa của ấn phẩm: Cảnh quan và Cuộc sống

Các hệ sinh thái là nền tảng để phát triền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, các cảnh quan của các hệ sinh thái tự nhiên hiện nay đang có những biểu hiện bị suy thoái và tính toàn vẹn của chúng cũng bị gián đoạn ở mức chưa từng có.

Nguồn cung lương thực toàn cầu, sinh kế của con người hay chính cách quản lý các cảnh quan này sẽ phụ thuộc vào khả năng chúng ta trong việc tăng cường khả năng phục hồi các hệ thống này như: phục hồi đất bị suy thoái, ổn định lưu vực sông, duy trì chất lượng đất, cải thiện sức khoẻ đại dương và quản lý môi trường nước ngọt và các vùng ven biển.
Ấn phẩm mới của Tổ chức nông lương thế giới ( FAO) "Phong cảnh và cuộc sống" là sự giới thiệu về con đường hướng tới giải quyết vấn đề đất đai bền vững và quản lý nước như mộtyếu tố chính cho nông nghiệp và thực phẩm bền vững vừa được FAO ra mắt ngày 29/3/2018. 
 
Việc thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) đã đưa ra một tầm nhìn về tương lai, và tham vọng của thế giới về mục tiêu phát triển bền vững.  Các Mục tiêu  đại diện cho một chương trình nghị sự với quyết tâm hướng tới mục đích giải quyết một sự hợp nhất chưa từng có của các áp lực về phát triển con người và môi trường toàn cầu. Có lẽ điều quan trọng nhất là SDG thể hiện một chiến lược "tích hợp và không thể phân chia được", thừa nhận một cách rõ ràng rằng chuyển đổi lịch sử phát triển sang một con đường bền vững  đòi hỏi chúng ta phải có tư duy mới trong cách giải quyết những vấn đề phức tạp trên tất cả các lĩnh vực và ở nhiều quy mô. Định hướng hội nhập này cũng là trọng tâm chiến lược của FAO về lương thực và nông nghiệp bền vững. Các nguyên tắc thúc đẩy hiệu quả của hệ thống lương thực là bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện sinh kế và phúc lợi, tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy quản trị tốt là trọng tâm của chiến lược này, tuy nhiên, cũng thừa nhận rằng những hoạt động này là không thể tách rời.

Bìa của ấn phẩm: Cảnh quan và Cuộc sống 
 
Nông nghiệp, theo nghĩa rộng là các hệ thống sản xuất cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản - và nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc - sẽ trải qua quá trình chuyển đổi chưa từng có vào cuối thế kỷ này. Trong khoảng năm 2013 và năm 2050, sản lượng lương thực phải tăng gần 50% trên toàn cầu để cung cấp đủ thức ăn chất lượng tốt cho gần 11 tỷ người. Cạnh tranh về đất đai, lương thực, năng lượng, cơ sở hạ tầng và nhu cầu ở sẽ tiếp tục tăng cường trong các khu vực sản xuất có giới hạn. Tuy nhiên, ở những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước, đất và các hệ sinh thái mà sản xuất lương thực phụ thuộc vào đang trong tình trạng căng thẳng, suy thoái, hoặc đã cạn kiệt đáng kể. Trong bối cảnh nhiệm vụ của FAO trong việc xoá đói giảm nghèo, các phương pháp tiếp cận cảnh quan thông qua các khu vực sản xuất và bảo tồn đa dạng đã trở nên hữu ích cho việc phát triển và duy trì hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững.
 
Phương pháp dựa vào cảnh quan là rất cần thiết để hỗ trợ nông nghiệp và phát triển bền vững và xây dựng các hệ sinh thái xã hội sinh thái có năng suất và hiệu quả hơn. Các phương pháp tiếp cận này bảo vệ các dịch vụ sinh thái quan trọng một cách phù hợp đi đôi với việc duy trì nguồn sinh kế, giải quyết các thách thức an ninh lương thực trong khi thích ứng với những tác động có thể xảy ra trong tương lai của biến đổi khí hậu. 
 
Thực hiện các biện pháp cảnh quan lồng ghép các lĩnh vực và lợi ích khác nhau là một quá trình đòi hỏi nhiều kiến thức và lâu dài đòi hỏi phải triển khai thực tiễn tốt nhất cho cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Việc này cũng đòi hỏi sự hiểu biết về các chức năng của hệ sinh thái, chu trình nước và dinh dưỡng, thực tiễn quản lý đất đai, và về sự tương tác giữa tất cả các quá trình này. FAO đã phát triển và kiểm tra thực địa một số công cụ có thể được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau. Các công cụ và nghiên cứu trường hợp được trình bày trong ấn bản này minh hoạ cho thấy FAO thực hiện những cách tiếp cận khác nhau để hỗ trợ chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững. Các hoạt động cải tiến đã được xác định và triển khai trong các chương trình thực địa của FAO như quản lý rừng đầu nguồn, phục hồi rừng và cảnh quan, tiếp cận hệ sinh thái với nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, khuyến khích các dịch vụ hệ sinh thái cũng như lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học vào các thực tiễn và chính sách sản xuất nông nghiệp. 
 
Các phương pháp tiếp cận tổng hợp dựa trên thực tế là các hoạt động và quy trình ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một khu vực cụ thể (ví dụ như các cộng đồng nông thôn sản xuất lương thực) trong các khu vực của lưu vực sông như sử dụng nước thượng nguồn, chính sách bảo tồn cho thượng nguồn…. Lý do áp dụng các phương pháp tiếp cận tổng hợp và làm việc ở cấp độ cảnh quan là: toàn diện về phạm vi trong các lĩnh vực, giải quyết các vấn đề ở từng quy mô cụ thể và qua đó cải thiện khả năng thành công của dự án và cố gắn đạt được kết quả bền vững nhất, hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài, và giảm thiểu ngay từ đầu nguồn .


 
FAO cũng tập trung nhiều  vào nghiên cứu và kết nối những  mối liên kết giữa đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái và thực phẩm và nông nghiệp và kinh nghiệm cho thấy :
 
• Các hoạt động như phục hồi rừng và quản lý rừng bền vững hỗ trợ không khí và lọc nước, liên quan đến việc hấp thụ cácbon và lưu giữ carbon trong môi trường tự nhiên. 
 
• Quản lý bền vững đất nông nghiệp, rừng và các nguồn nước có thể giảm rủi ro và thiệt hại do lũ lụt, bão, sóng thần, sạt lở, sạt lở đất và hạn hán;
 
• Quản lý đất đai bền vững tạo ra những lớp phủ thực vật thúc đẩy quá trình cố định đạm trong đất  góp phần chống xói mòn đất và duy trì sức khoẻ của đất, chất dinh dưỡng cho đất.
 
• Duy trì và chăn thả gia súc hỗ trợ các mô hình sinh thái cân bằng, duy trì đa dạng hệ sinh thái, đảm bảo các chu kỳ dinh dưỡng, sự phân tán hạt giống tự nhiên. Đồng thời, hỗ trợ khả năng phục hồi  năng suất cơ bản của đất và hệ sinh thái và bảo vệ cây trồng tránh khỏi sâu bọ và bệnh tật; 
 
• Tích hợp các hoạt động thủy sản trong hệ thống thủy lợi và các hệ thống nước khác hỗ trợ quản lý tốt nguồn nước,  phục hồi năng suất cơ bản trong các hệ sinh thái nước ngọt, bảo vệ tránh  khỏi dịch hại và bệnh dịch trong nước, duy trì chu kỳ dinh dưỡng trong nước và làm sạch nguồn nước.
 

Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm dịch)

Nguồn tin: fao.org

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi