Phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong 30 năm qua đã gây ảnh hưởng lớn về nguồn nước, chất lượng nước cũng như môi trường.
Lượng nước sử dụng hàng năm ở Trung Quốc hiện nay là 600.000 gallon (1 gallon = 3,785 lít), tức là trên 70% nguồn nước có sẵn. Con số này gấp khoảng 26 lần lượng nước sử dụng ở Australia. Thiếu nước là hiện tượng xảy ra phổ biến tại hàng trăm thành phố ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc. Tại Trung Quốc, khoảng 60% lượng nước sử dụng là cho nông nghiệp. Một số lượng lớn các con sông ở Trung Quốc và hệ thống nước dưới đất đã bị khai thác quá mức.
Theo đánh giá của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc ăm 2014 cho thấy, chất lượng nước vẫn tiếp tục xấu đi, nguồn nước ngầm tại hơn 60% các thành phố chính đã được xếp vào loại “xấu đến rất xấu” và chất lượng nước của một phần tư các sông trọng điểm không thích hợp cho việc sử dụng nước của người dân.
Trong thập kỷ vừa qua, tầm quan trọng của việc sử dụng nước và chất lượng nước bền vững tới nền kinh tế và y tế của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng và giờ đây đã trở thành ưu tiên cao của Chính phủ Trung Quốc.
Năm 2015, Kế hoạch hành động nhà nước về phòng chống ô nhiễm nước được coi là kế hoạch mạnh mẽ nhất để giải quyết các vấn đề về chất lượng nước, trong đó đề cập đến các tác động bất lợi và tính nguy hại của ô nhiễm nước, từ đó đưa ra một chương trình mang tính tham vọng về các hoạt động tăng cường quá trình làm sạch môi trường nước sau suy thoái. Kế hoạch hành động chi tiết, mục tiêu và phân công trách nhiệm cụ thể để đạt được mục tiêu.
Bản Kế hoạch này cũng đưa ra các phương án để làm giảm mức độ ô nhiễm nguồn nước và cải thiện chất lượng nước uống tại các thành phố. Các chương trình làm sạch nguồn nước sẽ hướng đến các ngành công nghiệp chính (bao gồm ngành sản xuất giấy, than cốc, phân bón, kim loại màu, dược phẩm, thuốc trừ sâu và sản xuất thuộc da) với hướng giải quyết là “tạm ngừng sản xuất hoặc đóng cửa” các cơ sở sản xuất. Điều này rõ ràng là một biện pháp mạnh mẽ, minh họa cho xung đột hiện nay giữa chất lượng nước và phát triển sản xuất.

Để đưa ra một vài áp lực làm giảm nguồn cấp nước hiện có, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm cách cải thiện hiệu quả việc sử dụng nước tưới trong nông nghiệp. Họ sẽ tìm cách cải thiện tái sử dụng nước thải công nghiệp và khai thác mỏ cũng như tăng cường sử dụng công nghệ khử mặn. Để làm điều này một cách hiệu quả sẽ là một công việc rất lớn và hết sức phức tạp. Một phần của công việc này sẽ liên quan đến vai trò lớn hơn về giá nước trong các thành phố và các chính sách về xả nước thải. Các công việc này đang được đẩy mạnh và khả năng là nguồn vốn đầu tư của tư nhân sẽ đóng một vai trò lớn.
Kế hoạch hành động đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành quốc gia. Sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và các cấp chính quyền địa phương cũng sẽ rất quan trọng để đạt được kết quả.
Việc chuyển nước bằng các tuyến đường ống nước Bắc – Nam sẽ chuyển khoảng 40.000 gallon nước hàng năm từ sông Dương Tử và các nhánh của nó đến các tỉnh phía Bắc bao gồm các thành phố như Bắc Kinh, Thiên Tân sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng khan hiếm nước tại các khu vực đó. Các tuyến đường ống phía đông và trung tâm hiện cũng đang hoạt động – các tuyến đường ống trung tâm (công suất khoảng 9.500 gallon) đã cung cấp nước vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, dự án có kinh phí hơn 80 tỷ USD này lại tạo ra những lo ngại mới về mặt môi trường cũng như nguồn nước cho khu vực miền Nam.
Trong tương lai, việc áp dụng công nghệ khử muối và nhà máy xử lý nước tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp nguồn nước uống chất lượng cho các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, nhưng quy mô công việc này sẽ mang lại những thách thức vô cùng lớn (Trung Quốc hiện có khoảng hơn 700 triệu người sống ở các khu vực đô thị và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới). Cải thiện việc sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp, đặc biệt là tưới tiêu nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng để cho phép năng suất nông nghiệp cao hơn bên cạnh việc giảm thiểu lượng nước sử dụng.
Trung Quốc đang đứng ở “ngã tư” giữa việc sử dụng nước và chất lượng nước. Ngay cả các chiến dịch hành động lớn hiện đang được thực hiện cũng phải mất hàng thập kỷ để thực hiện đầy đủ. Sự kiên trì cùng với việc tuân thủ và thực thi mạnh mẽ, nỗ lực phối hợp ở các khu vực công, thay đổi văn hóa trong khu vực doanh nghiệp, sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ là những yếu tố cần thiết để đạt được kết quả trogn việc giải quyết những thách thức liên quan đến khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước.