Ngày 4/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ sẽ được tiến hành trong 3 đợt, gồm 18 ngày. Để bảo đảm đủ nước gieo cấy, tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện, các địa phương trong khu vực cần chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng lấy mước.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1612/QĐ-TTg Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Srêpôk.
Ngày 13/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1606/QĐ-TTg về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương.
Ngày 13/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1605/QĐ-TTg Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả.
Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, kết quả tính toán cho thấy, tổng nhu cầu nước theo kế hoạch sản xuất tháng 11 của vụ Mùa năm 2019, thuộc 21 hồ chứa lớn và vừa trên lưu vực dòng chính sông Đồng Nai (vùng Đông Nam Bộ), là 27,08 triệu m3, có khả năng đáp ứng đủ 100% cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế.
Ngày 12/11, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia kiểm tra tình hình công tác thực địa tại các vùng điều tra trên địa bàn các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bình Phước, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau thuộc Chương trình "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các cùng núi cao, vùng khan hiếm” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thực hiện.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 14/2019/TT-BNNPTNT Định mức kinh tế - kỹ thuật về dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong công trình thủy lợi; giám sát, dự báo xâm nhập mặn.
Tối 08/11, tại Trung tâm Điều hành tác nghiệp Khí tượng Thủy văn (KTTV), Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Bộ TN&MT chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ huy PCTT Tổng cục KTTV với các Đài KTTV khu vực về công tác dự báo, cảnh báo bão số 6.
Sáng 5/11, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo “Khoa học công nghệ với an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biện đổi khí hậu”. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các bộ ngành, đặc biệt là các đại biểu đến từ cộng đồng các nước ASEAN, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)…
Chiều 29/10, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) ban hành Công điện số 11/CĐ-TCTL-QLCT về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng cho cây trồng, đề phòng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng mênh mông sông nước, với 9 nhánh sông hạ nguồn Mê Kông. Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt vào mùa khô. Các ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đang tìm nhiều giải pháp ứng phó với nguy cơ này.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tổng lượng mưa từ nay đến cuối năm 2019 ở các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 10 - 30%, các khu vực khác ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN.
Thời tiết bất thường và tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nước sạch, điều này đòi hỏi phải có cách nhìn nhận mới về cách thức quy hoạch, sử dụng nguồn nước.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết hiện nay, mực nước sông Mê Công đang xuống, theo đó mực nước tại một số trạm chính đều có xu hướng hạ xuống.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước sông Cửu Long sẽ lên theo triều và đạt đỉnh lũ năm vào ngày 1/10 - 2/10, sau đó rút xuống.
Vùng Nam Trung Bộ hiện có 02 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt được xây dựng theo Quyết định số 2208/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng mới 4 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2007-2010”.
Vùng Tây Nguyên gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N).
Vùng Bắc Trung Bộ hiện nay có 167 công trình quan trắc ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 9 và tháng 10 năm 2019. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hiện có các công trình quan trắc ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Các tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trên xuống gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 9 và tháng 10 năm 2019. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
2018 << 12/2019 >> 2020 |