Cùng với các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, suy cạn nguồn nước, việc quản lý tài nguyên nước phải được các cấp, các ngành thực hiện theo phương thức tổng hợp, thống nhất trên cơ sở nguồn nước, lưu vực sông, số lượng, chất lượng nước... phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc coi nước là hàng hóa và thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước, cung ứng dịch vụ nước cũng cần phải được thay đổi. Bên cạnh đó, công tác điều hành các hồ chứa thuộc quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải một cách hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hiệu quả, tiết kiệm. Các ngành chức năng cũng cần tăng cường hơn nữa công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước, các trạm quan trắc tài nguyên nước để theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia... để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do biến đổi khí hậu, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp, giảm thiểu những tác động, thiệt hại do biến đổi khí hậu, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt.
Nước là một nguồn tài nguyên quý giá, cần phải được bảo vệ và khai thác, sử dụng hiệu quả.
Tác giả bài viết: HOÀNG GIA MINH
Nguồn tin: qdnd.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn