Venezuela
Điều này chỉ có thể do Chúa gây ra: 1 trận hạn hán khủng khiếp diễn ra vào tháng 2 năm 2010 ở Venezuela đã phơi bày toàn bộ một nhà thờ cao 25 mét (ảnh trên) mà vào tháng 1 năm 2009 (ảnh dưới) nước còn ngập tràn đủ để tạo thành một hồ chứa duy trì một nhà máy thủy điện gần đó. Và bây giờ, do hạn hán, nhà máy này chỉ còn có thể hoạt động với 7% công suất.
Nhà thờ này đã trở thành một biểu tượng đáng lo cho tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Venezuala, đất nước mà 68% nguồn năng lượng có được là từ thủy điện.
Thụy Sĩ
Ngay cả những dãy núi băng hung vĩ Rhone ở Thụy Sĩ cũng không thể tiếp tục chống chọi với những ảnh hưởng gây ra bởi biến đối khí hậu. Chỉ trong vòng 5 năm, từ tháng 9 năm 2004 (ảnh dưới) đến tháng 8 năm 2008 (ảnh trên) băng ngày càng tan nhanh hơn do nhiệt độ khu vực không ngừng tăng thêm. Trong khí đó, dòng chảy từ tảng băng này là nguồn nước chính cung cấp nước cho hồ Geneva ở Thủy Điển cách đó 155km về phía hạ lưu.
Kazakhstan, Uzbekistan
Từ năm 2006 (ảnh dưới) đến năm 2009 (ảnh trên), hồ Aral đã mất đi 80% lượng nước ở khu vực phía Đông. Năm 1960, nó là hồ lớn thứ tư thế giới với khoảng 68 nghìn km² và 1.100 tỷ mét khối nước (1.100 km khối). Đến năm 1998, hồ chỉ còn đứng thứ 8 với diện tích 28.687 km².
Nếu như không có sự can thiệp của các Chính phủ thì trong tương lai không xa, hồ Aral sẽ hoàn toàn biến mất.
Tanzania
Một trong những nơi cao nhất ở Châu Phi sẽ chẳng mấy chốc đạt được một mốc thấp hơn nữa nếu như băng ở dãy núi Kilimanjaro (ảnh trên chụp năm 2009 và ảnh dưới là năm 2003) tiếp tục biến mất dưới tác động của biến đổi khí hậu. Trong một báo cáo phát hành năm 2007, các nhà khoa học dự đoán rằng tuyết ở Kilimanjaro sẽ hoàn toàn biến mất và điều này đồng nghĩa với thực tế, sức khỏe con người ở châu lục đông dân thứ 2 thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu do không bảo đảm được vệ sinh và nước sạch.
Trong khí đó, băng trên núi Kilimanjaro tiếp tục biến mất theo đúng “tiến độ” và thời hạn chỉ còn khoảng 20 năm nữa.
Mỹ
Ảnh trên, chụp năm 2008, một người đàn ông đang đứng trên bến tàu trước đây đã từng là nơi dẫn đến Hồ Mead, một trong những hồ chứa nhân tạo lớn nhất nước Mỹ. Còn ảnh dưới, chụp một khu vực gần đập Hoover năm 2006, một cảnh tượng hoàn toàn ngược lại.
Dự án thủy điện trên trên sông Colorado với tham vọng sẽ là nơi cung cấp nước cho gần 30 triệu người dân Mỹ dường như đã trở nên quá xa vời khi mà hạn hán và nhu cầu về nước ngày càng cao đang khiến cho khối tài sản quý giá này nhanh chóng biến mất .
Việt Nam
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ngày một trở nên rõ ràng và gần đây nhất là hiện tượng nước sông Hồng hạ thấp xuống mức kỷ lục làm cho nhiều đoạn trên sông Hồng trở thành “sa mạc”.
Những hiện tượng như thế này chắc chắn sẽ còn xảy ra rất nhiều trong tương lai với mức độ và tần suất ngày càng nặng nề và càng khẳng định 1 thực tế: biến đổi khí hậu đang đến, đến rất nhanh và ngày một khắc nghiệt.