Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Biến đổi khí hậu đe dọa nhiều mục tiêu phát triển

Thứ ba - 08/09/2009 23:29
Thông tin tư liệu Bản đồ được thành lập dựa trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình tỉ lệ 12.000 và 15.000 cung c

Thông tin tư liệu Bản đồ được thành lập dựa trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình tỉ lệ 12.000 và 15.000 cung c

Năm 2007, Ngân hàng Thế giới đưa dự báo VN là một trong năm nước (bốn nơi còn lại là Ai Cập, Suriname, Bahamas, Bangladesh) bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Tháng 8-2009, Bộ Tài nguyên - môi trường VN áp dụng các phương pháp và mô hình ước tính quốc tế với sự trợ giúp của một số cơ quan chuyên môn và nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã tính toán ba kịch bản biến đổi khí hậu cho VN.

Kịch bản xác định nhiều nguy cơ hiện hữu khi vựa lúa ĐBSCL sẽ bị ngập chìm tới hơn 1/3 diện tích nếu nước biển dâng lên 1m, cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người ven biển bị ảnh hưởng, vấn đề an ninh lương thực bị đe dọa nếu không có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Kịch bản biến đổi khí hậu ở VN

Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), Chính phủ VN đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Một trong những nội dung quan trọng của chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản BĐKH.

PGS.TS Trần Thục (viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn & môi trường VN) cho biết các kịch bản về BĐKH, nước biển dâng ở VN trong thế kỷ 21 được xây dựng dựa theo kịch bản phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Do tính chất phức tạp của BĐKH cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Theo đó, kịch bản trung bình (B2) xác định:

Về nhiệt độ: vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở đồng bằng Bắc bộ, 2,80C ở Bắc Trung bộ, 1,90C ở Nam Trung bộ, 1,60C ở Tây nguyên và 2,00C ở Nam bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.

Về lượng mưa: tổng lượng mưa và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với khu vực phía Nam.

Về nước biển dâng: mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm. Tương đương với mực nước biển dâng 75cm thì phạm vi ngập khu vực TP.HCM là 204km2 (10%), ĐBSCL diện tích ngập 7.580km2 (19%).

Những “Nạn nhân” đầu tiên

Ý kiến của các chuyên gia và khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên đều cho rằng hậu quả của BĐKH đối với VN là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên - môi trường, nhiệt độ trung bình ở VN trong khoảng 50 năm qua tăng 0,70C, mực nước biển quan trắc ở các trạm Cửa Ông, Hòn Dấu tăng khoảng 20cm.

Tác động của nước biển dâng là vô cùng nghiêm trọng khi VN có bờ biển dài 3.260km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển nên những vùng này hăng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư.

BĐKH sẽ làm các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng... trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển. Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, vùng đồng bằng Bắc bộ và ĐBSCL.

BĐKH làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, những vựa lúa như ĐBSCL có thể mất một phần diện tích nếu không có giải pháp ứng phó. Đặc biệt, tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.

PGS.TS Trần Thục cho biết ở VN những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú - nhất là ven biển và miền núi. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo ở các đô thị - những đối tượng ít có sự lựa chọn.





Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 7/9/2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi