Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Cần cộng đồng trách nhiệm để "cứu" sông Sài Gòn

Thứ bảy - 04/07/2009 23:29
Sông Sài Gòn với tổng chiều dài hơn 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai và giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp cho 3 địa phương này.
Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm 2 huyện thuộc Tây Ninh, 5 huyện thuộc Bình Dương và 20 quận huyện thuộc TP.Hồ Chí Minh. Nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sài Gòn được xem là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong toàn lưu vực, tổng lượng dòng chảy bề mặt của các sông suối trong lưu vực đổ ra biển hàng năm gần 3 tỷ m3. Nhưng hiện nay sông Sài Gòn đang oằn mình tiếp nhận hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt và công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề. Hơn lúc nào hết cúng ta cần chung tay để cứu sông Sài Gòn khỏi "kiếp nạn" này…

Ô nhiễm nặng nề

Hàng ngày, hàng ngàn m3 chất thải nguy hại cùng nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu cao gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần đổ vào sông Sài Gòn. Trong khi đó, các kênh rạch càng bị thu hẹp về diện tích dòng chảy trong lúc đó lại phải gánh chịu lượng nước thải phần lớn chưa qua xử lý. Điều này khiến chất lượng nước mặt của khu vực hạ lưu sông Sài Gòn- khu vực TP.Hồ Chí Minh ngày càng suy giảm về chất lượng. Nồng độ dầu trong nước có xu hướng tăng dần mỗi năm từ 1,9-2,1 lần, ô nhiễm vi sinh tăng vọt với hàm lượng Coliform tại các trạm quan trắc chất lượng nước đo được vượt chuẩn cho phép từ 5-71 lần. Nguyên nhân chính của việc suy giảm chất lượng nước trên sông Sài Gòn là do tốc độ gia tăng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và các đô thị dọc theo lưu vực sông. Nước thải đô thị và công nghiệp chưa qua xử lý đã làm cho khả năng tự làm sạch của sông kém đi. Theo quy hoạch phát triển của các tỉnh thành trên khu vực đến năm 2020 lưu vực sông Sài Gòn sẽ có khoảng 39 khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó TP.Hồ Chí Minh là 19 khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay trong số 27 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động trên lưu vực qua kết quả khảo sát thống kê sơ bộ thì chỉ có 10 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã đi vào họat động, còn lại hoặc đang xây dựng hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất này vào sông Sài Gòn bình quân khoảng 70.034m3/ ngày đêm.

Xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn

Nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn, các nhà khoa học tại TP. HCM đang tiến hành nghiên cứu xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn. Theo dự báo của các nhà khoa học đang nghiên cứu Đề án "Xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn đến năm 2020", lưu lượng nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ trên 319.425m2/ ngày đêm. Với con số dự báo này có 3 kịch bản giả định được đề ra: nếu chất lượng nước thải công nghiệp vẫn như hiện nay thì đến năm 2020 các chất ô nhiễm như COD, BOD5 sẽ tăng gấp 4-6 lần, tải lượng N tổng sẽ gấp 55 lần hiện tại và đây là một bức tranh rất xấu cho môi trường. Nếu chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đạt loại B thì lượng COD, BOD5 sẽ tăng khoảng 2 lần. Nếu chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo đạt loại A thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước cũng chỉ tương đương với hiện nay. Đối với nước thải sinh hoạt đến năm 2020 dự báo con số này sẽ vào khoảng 2 triệu m3/ ngày đêm, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sẽ gia tăng từ 1,5-2 lần.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng- Chủ nhiệm đề tài, việc tăng mức thu phí nước thải sẽ bổ sung nguồn kinh phí đáng kể vào ngân sách nhà nước, tuy nhiên có thể đánh giá được rằng số tiền này không làm giảm tải lượng ô nhiễm thải vào nguồn nước mà cần có một định mức quy định mức xả thải của các nguồn thải. Ngoài việc hoàn tất phần mềm tính toán tổng tải lượng tối đa ngày trên sông Sài Gòn, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện mô hình tổng tải lượng giới hạn cho các nguồn thải cho phép thải ra sông... Tuy vậy những nỗ lực của các nhà khoa học TP.Hồ Chí Minh nhằm cứu sông Sài Gòn liệu có hiệu quả nếu không có sự đồng lòng, nhất trí cùng phối hợp thực hiện của các địa phương trên lưu vực là Bình Dương và Tây Ninh? Bởi TP.Hồ Chí Minh cũng chỉ là một địa phương thuộc khu vực hạ lưu sông Sài Gòn, nếu không có sự phối hợp thì dù hạ nguồn tốn bao công sức làm “sạch” thì kết quả cũng không thể như mong đợi.





Nguồn tin: Thanh Huyền

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi