Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Để làm cho trái đất hạ hoả

Thứ sáu - 16/10/2009 22:33
Biến đổi khí hậu làm nhiều khu vực thường xuyên bị hạn hán.

Biến đổi khí hậu làm nhiều khu vực thường xuyên bị hạn hán.

Việt Nam ta biết đến sự biến đổi khí hậu chắc cũng không chậm hơn thiên hạ là bao, lại còn biết thêm rằng nước ta là 1 trong 5 quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi nước biển dâng, nhưng dường như có phần đủng đỉnh hơn thiên hạ.
Vào tháng 12 tới, thế giới có một sự kiện hệ trọng thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia. Đó là cuộc gặp mặt thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia tại Copenhagen, thủ đô Vương quốc Đan Mạch để quyết định những cam kết quốc tế nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, được gọi tắt là COP 15.

Hiện tượng biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học dự báo từ đã lâu. Năm 1972, tại thủ đô Thuỵ Điển một diễn đàn mang tính toàn cầu đã lên tiếng cảnh báo. Nhưng phải 20 năm sau, năm 1992 một công ước khung mới được ký tại Rio de Janeiro của Brazil nhằm ngăn chặn những tác nhân làm biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Trong Kinh Thánh đã từng nhắc đến cơn "Đại hồng thuỷ"; các nhà khảo cổ học thời tiền sử đều biết đến những đợt "biển tiến" hay "biển lùi"; mọi người đều biết đến một cuộc "đụng chạm vũ trụ" đã chấm dứt "Kỷ Jura - thế giới của loài khủng long" v.v... Nhưng đó là những biến đổi do tự nhiên gây ra... Còn những biến đổi khí hậu mà chúng ta đang đối mặt ở thế kỷ XXI này lại chính do con người chúng ta gây ra.

Từ những phát minh trên tiến trình tiến hoá của nhân loại, sự lạm dụng thái quá dẫn đến sự tha hoá trong đời sống và tập quán của con người chính là nguyên nhân đã dẫn đến thảm hoạ này.

Có rất nhiều nguyên nhân, từ thói quen nghiện chất đạm động vật dẫn đến thảm hoạ "biến rừng thành thịt", làm cạn kiệt các nguồn hải sản và các động vật hoang dã... Và nhất là sự tiện nghi hoá trong sản xuất và tiêu dùng dẫn đến sự khai thác triệt để các nguồn tài nguyên từ nước ngọt đến nước ngầm, từ khoáng sản đến các chất đốt hoá thạch... không chỉ gây ô nhiễm không gian sống mà còn làm trái đất nóng lên vì lượng khí thải khủng khiếp chứa đầy carbon, khi mà những khả năng đề kháng tự nhiên, như tầng ozon đã bị "thủng", khi băng trên đỉnh núi và tại các cực bị tan chảy chắc chắn sẽ lập lại cuộc "Đại hồng thuỷ" thời hiện đại.

Một bức tranh nghịch cảnh là chính những nước nghèo nhất, và cụ thể trong một nước thì những người nghèo nhất tức là những người ít được hưởng thụ nhất những tài nguyên thiên nhiên lại là những người chịu thiệt đầu tiên và nặng nề hơn cả.

Cũng vì thế mà Nghị định Kyoto đã ký quy định những nước công nghiêp phát triển, hay sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch và xả khí thải nhiều nhất, phải có lộ trình giảm thiểu lượng khí thải cũng những giải pháp kinh tế tạo sự công bằng cho những nước thải ít mà hậu quả chịu đựng lại nhiều...

Tuy nhiên sự công bằng đâu dễ được xác lập bởi nó động tới lợi ích của mỗi quốc gia trong đó có cả của các đại gia. Do vậy mà, 17 năm sau Công ước Rio de Janeiro, những cuộc thương lượng của các nước lớn vẫn nhùng nhằng giữa lúc những dấu hiệu biến đổi khí hậu đã đẩy nhân loại đến bờ vực thảm hoạ.

Ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã vi hành lên tận Bắc cực để chứng kiến cảnh băng tan; giờ đây đường biển cực Bắc thông liền cả 3 đại dương từ Mỹ qua Châu Á đến Châu Âu, tàu biển đã có thể đi lại không cần đến tàu phá băng... Vì thế, dù chưa đến COP 15 mà tại diễn đàn Liên Hợp Quốc mới đây Thủ tướng Pháp phải nói đến "giờ chết đã điểm", còn tổng thống Mỹ thì cảnh báo "không còn thời gian để bàn nhiều nữa" đã đến lúc phải hành động... Vì thế cả thế giới hy vọng vào tháng 12 này ở Copenhagen...

Việt Nam ta biết đến sự biến đổi khí hậu chắc cũng không chậm hơn thiên hạ là bao, lại còn biết thêm rằng nước ta là 1 trong 5 quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi nước biển dâng, nhưng dường như có phần đủng đỉnh hơn thiên hạ. Cách đây một năm rưỡi, đã 2 lần "Nghĩ ngợi cuối tuần" liên tục nghĩ về cái hiện tượng "nước đến chân mới nhảy" của người mình.

Đến nay tình hình đã thấy biến chuyển. Đã có những cơ quan chuyên trách, đã có những đầu tư không nhỏ vào các đề án, các phương án ứng phó, và các quan chức chính phủ cũng đôn đáo tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng những kịch bản..., và mới đây nhất hưởng ứng sáng kiến của các bạn Đan Mạch, Việt Nam cũng tổ chức diễn đàn người dân lên tiếng làm chỗ dựa cho Chính phủ của mình khi đến với COP 15...

Rổi mới đây nhất, trên diễn đàn Đại hôi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã lên tiếng cho biết Chính phủ đã làm nhiều việc, đã có cả phương án "xây đê biển từ Móng Cái đến Hà Tiên"! Nếu như thế hẳn sẽ là một công trình vĩ đại vì nó dài bằng toàn bộ hệ thống đê sông ở đồng bằng Bắc Bộ mà cha ông ta dựng qua biết bao nhiêu thế kỷ và đương nhiên nó còn phức tạp hơn nhiều và sẽ là một đề án chi tiêu kỷ lục tốn kém.

Đấy là việc của Chính phủ và đương nhiên tiêu tốn tiền và quan trọng như thế sẽ phải thông qua Quốc hội và nhiều khâu thẩm định... Nhưng có một điều đáng nói mà chưa thấy Chính phủ nói đến là người dân phải làm gì để thích ứng với thời đại biến đổi khí hậu.

Ở ta, gặp việc gì cũng nhắc đến cái nguyên lý "sự nghiệp của quần chúng". Riêng với công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu thì nguyên lý ấy càng đúng. Bởi vì suy cho cùng thì chính lối sống và tập quán của con người hiện đại chính là nguyên nhân trực tiếp nhất. Chính thói quen tiêu thụ, đặc biệt là của những nước giàu đã tạo ra làn sóng giá trị khiến cả thế giới bị cuốn vào cơn lốc tiêu thụ vô cùng lãng phí tài nguyên và cùng với nó là thải ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

Nước Mỹ là điển hình. Người ta đã tính rằng nếu toàn thế giới mà tiêu thụ theo phong cách Mỹ thì phải có 4 trái đất như hành tinh chúng ta đang sống mới đáp ứng nổi. Và phải chăng, cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây xuất phát từ nước Mỹ suy cho cùng cũng bắt đầu từ lối sống...

Không phải tự dưng, ông Thủ tướng Nhật Bản bỏ cái caravát ra khỏi cổ, các chính khách ở Hà Lan đi xe đạp đến nơi làm việc, nhiều nơi từ bỏ sử dụng túi nilon hay nâng nhiệt độ điều hoà trong các phòng làm việc v.v... Tiết kiệm đang trở lại những giá trị nhân bản, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với tương lai. Khi tắt một ngọn đèn thì điều đó không chỉ tiết kiệm cho túi tiền chi phí của cá nhân mà là sự góp phần vào những lợi ích cộng đồng...

Chúng ta từng có một xã hội truyền thống lấy cần kiệm làm nền tảng, có tấm gương của Bác Hồ luôn coi "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" làm thước đo đạo đức và lối sống hiện đại. Chúng ta cũng có chế tài liên quan đến thực hành tiết kiệm. Đã đến lúc phải coi tiết kiệm là một giải pháp tích cực hàng đầu để huy động toàn dân ứng phó với biến đổi khí hậu.

Còn đối với Nhà nước, đã đến lúc phải coi "tư duy nhiệm kỳ" chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất. Bởi lẽ, "tư duy nhiệm kỳ" không chỉ là lợi ích cục bộ, tầm nhìn ngắn hạn mà chính là sự vô trách nhiệm đối với tương lai.

Những dự án làm thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp, những chủ trương tận thu tài nguyên để xuất thô, những công trình công nghệ thấp, đầu tư rẻ nhưng tác hại xấu đến môi trường, việc thiếu quan tâm đến dự trữ tài nguyên cho tương lai v.v... chính là những tác nhân đồng loã với việc là trái đất nóng lên và nguy cơ mất an toàn cho tương lai của dân tộc, đáng tiếc vấn chưa được đặt đúng vị thế, như những nguyên tắc sống còn...





Nguồn tin: Dương Trung Quốc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 146

Khách viếng thăm : 75


thoi trang cong so Hôm nay : 41899

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1222466

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49415653

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi