Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Diễn biến tài nguyên nước tới đồng bằng sông Cửu Long trong nửa cuối tháng 6/2022 vẫn sẽ duy trì ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm

Thứ hai - 20/06/2022 11:30
Dự báo tổng lượng dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc, nửa cuối tháng 6/2022

Dự báo tổng lượng dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc, nửa cuối tháng 6/2022

Trên cơ sở phân tích, đánh giá diễn biến tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công trong nửa đầu tháng 6/2022, nhận định về chế độ vận hành của các hồ chứa lớn phía thượng nguồn, kết quả dự báo dài mưa, dòng chảy trên lưu vực sông Mê Công và chế độ thủy triều trong nửa cuối tháng 6/2022, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, diễn biến tài nguyên nước tới đồng bằng sông Cửu Long trong nửa cuối tháng 6/2022 vẫn sẽ duy trì ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Diễn biến tài nguyên nước nửa đầu tháng 6/2022
 
Kết quả phân tích số liệu từ các trạm quan trắc trên lưu vực sông Mê Công cho thấy tổng lượng mưa trung bình trên vùng hạ lưu vực sông Mê Công trong nửa đầu tháng 6 năm 2022 đạt 76 mm tương ứng khoảng 80% giá trị TBNN. Lượng mưa phân bố không đều trên lưu vực, phần lớn các vùng có lượng mưa trong khoảng từ 40 mm đến 60 mm, trong đó có một số khu vực thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc, Trung và Bắc Lào, và vùng ven biển Đông của đồng bằng sông Cửu Long là có lượng mưa lên đến hơn 100 mm.
 
Kết quả quan trắc tại trạm Chiềng Sẻn cho thấy, mực nước trong nửa đầu tháng 6/2022 duy trì ở dao động quanh mức 4,0 m, tạo nên 2 đỉnh vượt giá trị lớn nhất trong khoảng 10 năm gần đây có giá trị lần lượt là 4,4 m và 4,7 m vào ngày 03 và 10 tháng 6/2022. Các đỉnh nêu trên tương ứng với thời điểm xả nước cao (khoảng 2500 m3/s) của thủy điện Cảnh Hồng - Trung Quốc vào các ngày 01-02 và 07-09 tháng 6/2022. Trong tuần cuối tháng mực nước giảm nhanh, nhưng vẫn cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN.


Diễn biến mực nước tại Chiềng Sẻn, nửa đầu tháng 6/2022
 
Tương ứng với mực nước, lưu lượng tại trạm Chiềng Sẻn trong nửa đầu tháng 6/2022 cũng được duy trì ở mức cao hơn giá trị cùng kỳ TBNN và có 2 thời điểm đã cao hơn giá trị cùng kỳ lớn nhất trong 10 năm gần đây lần lượt là 135 m3/s và 720 m3 /s. Tổng lượng dòng chảy trong nửa đầu tháng 6/2022 tại Chiềng Sẻn đạt 3,5 tỷ m3 cao hơn giá trị cùng kỳ năm 2021 và TBNN lần lượt là 24% và 48%.
Theo số liệu quan trắc, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 6/2022 dao động quanh mức mực nước ngày lớn nhất giám sát được. Diễn biến mực nước cho thấy, giá trị mực nước ngày lớn nhất có 2 thời đoạn vượt giá trị lớn nhất trong khoảng 10 năm gần đây và đạt giá trị lớn nhất là 1,7 m vào ngày 12/6/2022.
 
Dòng chảy tại Kra-chê tiếp tục duy trì ở mức cao nên lưu lượng về đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong nửa đầu tháng 6/2022 cũng duy trì khá cao so với giá trị cùng kỳ TBNN và năm 2021. Tổng lượng dòng chảy qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc nửa đầu tháng 6/2022 đạt khoảng 14,5 tỷ m3 , lớn hơn giá trị cùng kỳ TBNN và 2021 lần lượt là 51% và 47%.
 
Nhận định diễn biến tài nguyên nước nửa cuối tháng 6/2022
 
Mặc dù dòng chảy tại trạm Kra-chê đang có xu thế giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với TBNN, thêm vào đó dòng chảy tại các trạm ở thượng lưu từ trạm Pặc San (Trung Lào) trở lên đến trạm Viên Chăn lại có xu thế tăng, do đó dự báo trong tuần tiếp theo dòng chảy ở Kra-chê sẽ có xu thế tăng lên, đồng thời căn cứ vào thông tin từ các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo lượng mưa nửa cuối tháng 6 ở mức tương đương với TBNN và dự báo triều của Viện Kỹ thuật biển, diễn biến tài nguyên nước tới đồng bằng sông Cửu Long trong nửa cuối tháng 6/2022 được nhận định là cao hơn so với TBNN, cụ thể như sau:


Dự báo tổng lượng dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc, nửa cuối tháng 6/2022

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa cuối tháng 6/2022 có khả năng sẽ dao động trong khoảng từ 1,3 m đến 1,9 m, ở mức tương đương với năm 2021 và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng tuần thứ 3 tháng 6/2022 trùng với đỉnh triều cường.
 
Tổng lưu lượng trung bình ngày tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong nửa cuối tháng 6/2022 được nhận định là sẽ dao động quanh mức 12.000 m3 /s. Tổng lượng dòng chảy trong nửa cuối tháng 6/2022 qua hai trạm này có thể sẽ ở mức từ 10,7 đến 15,8 tỷ m3 , cao hơn giá trị TBNN từ 7% đến khoảng 27 %.
 

Tác giả bài viết: DWRM

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi