Tầng chứa nước Pleistocene trên có tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,13m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,43m/năm tại công trình Q409020M1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,15m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,36m/năm tại công trình Q409020M1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,16m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,34m/năm tại công trình Q409020M1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, một số khu vực có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020) như khu vực Xã Lê Chánh, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, Xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2025 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 3,90% (300km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (7538 km2 ), tập trung chủ yếu ở TP. Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Tầng chứa nước Pleistocene giữa trên (qp2-3)
Tầng chứa nước Pleistocene giữa trên là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Cửu Long. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,23m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,61m/năm tại công trình Q598020M1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,26m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,51m/năm tại công trình Q597030M1 (Phường 7, TX.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,25m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,46m/năm tại công trình Q597030M1 (Phường 7, TX.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, một số khu vực có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020) như khu vực xã Lê Chánh, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2026 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 1,29% (200 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (15550km2 ), tập trung chủ yếu ở huyện Giồng Giềng, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tầng chứa nước Pleistocene dưới (qp1)
Tầng chứa nước Pleistocene dưới có tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,23m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,54m/năm tại công trình Q40903AM1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh SócTrăng). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,30m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,42m/năm tại công trình Q40903AM1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,3m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,41m/năm tại công trình Q40903AM1 (Phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (Q02204T) có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020).
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2025 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 0,23% (30 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (13030 km2 ), tập trung chủ yếu ở các TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tầng chứa nước Pliocene giữa (n2 2 )
Tầng chứa nước Pliocene giữa là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Cửu Long. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,41m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,70m/năm tại công trình Q02204Z (TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,59m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,98m/năm tại công trình Q17704TM1 (Phường 9, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,55m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,86m/năm tại công trình Q17704TM1 (Phường 9, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2025 cho thấy diện tích vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 7,1% (760km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (10640km2 ) tập trung chủ yếu ở các huyện chợ Mới, Châu Thành, tỉnh An Giang, huyện Thanh Bình, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, huyện An Minh, An Biên, Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Tp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và huyện U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Tầng chứa nước Pliocene dưới (n2 1 )
Tầng chứa nước Pliocene dưới là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Cửu Long. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,43m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,72m/năm tại công trình Q022050 (TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,53m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,88m/năm tại công trình Q022050 TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,52m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,94m/năm tại công trình Q022050 TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2025 cho thấy chỉ có một diện tích rất nhỏ vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 6,6% (890 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (13470 km2 ) tập trung ở các huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, huyện Trà Cú, TX. Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, huyện Giồng Giềng, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, huyện Thới Bình, Cái Nước, Dầm Dơi, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Tầng chứa nước Pliocene trên (n1 3 )
Tầng chứa nước Pliocene trên là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Cửu Long. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,58m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,72m/năm tại công trình Q214050M1 (xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011- 2021 là 0,63m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,92m/năm tại công trình Q402040M1 (xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,57m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,87m/năm tại công trình Q402040M1 (xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ).
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2026 cho thấy chỉ có một diện tích rất nhỏ vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 6,0% (790 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (13170 km2 ) tập trung ở các huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, huyện Trà Cú, TX. Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, huyện Giồng Giềng, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, huyện Thới Bình, Cái Nước, Dầm Dơi, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
CHI TIẾT KẾT QUẢ DỰ BÁO NGUY CƠ HẠ THẤP MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ XÂM NHẬP MẶN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2021 –2026 XIN MỜI XEM
TẠI ĐÂY.