Lưu vực sông Đồng Nai là vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, đây đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam, là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, đa dạng, dân cư đông đúc.
Lưu vực sông Đồng Nai là vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, đây đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam, là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, đa dạng, dân cư đông đúc.
Để tăng cường công tác thông báo cảnh báo dự báo tài nguyên nước dưới đất phục vụ quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, từ năm 2017 Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia) đã thực hiện biên soạn Bản tin chuyên đề dự báo hạ thấp mực nước giai đoạn 5 năm và đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn tài nguyên nước dưới đất.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà quản lý có thể đưa ra đưa ra được những biện pháp quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Kết quả dự báo nguy cơ hạ thấp mực nước dưới đất và xâm nhập mặn lưu vực sông Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2026 được tổng hợp như sau:
Tầng chứa nước Pleistocene trên (qp3)
Tầng chứa nước Pleistocene trên hiện chỉ có công trình Q02202T (TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) mực nước bị hạ thấp với tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,18m/năm. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,22m/năm, m, tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,27m/năm.
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, một số khu vực có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020) tại hầu hết các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2026 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 0,27% (12km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (4513 km2 ), tập trung chủ yếu ở TT Bến Lục, huyện Bến Lục, tỉnh Long An, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh
Tầng chứa nước Pleistocene giữa trên (qp2-3)
Tầng chứa nước Pleistocene giữa trên là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của vùng lưu vực sông Đồng Nai. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,19m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,46m/năm tại công trình Q326020M1 (TT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011- 2021 là 0,14m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,51m/năm tại công trình Q326020M1 (TT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,17m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,5m/năm tại công trình Q007030 (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, một số khu vực có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020) như khu vực xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2025 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 0,41% (33 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (8048 km2 ), tập trung chủ yếu ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pleistocene dưới (qp1)
Tầng chứa nước Pleistocene dưới có tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,1m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,43m/năm tại công trình Q326030M1 (TT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,15m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,57m/năm tại công trình Q326030M1 (TT Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,17m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,33m/năm tại công trình Q027030 (TT Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020).
Kết quả dự báo bằng mô hình dịch chuyển vật chất tới năm 2026 cho thấy vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 0,31% (27 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt hiện tại (8694 km2 ), tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Tầng chứa nước Pliocene giữa (n2 2 )
Tầng chứa nước Pliocene giữa là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Đồng Nai. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,11m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,7m/năm tại công trình Q02204Z (TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,19m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,92m/năm tại công trình Q604050 (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,27m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,91m/năm tại công trình Q604050 (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020). Tuy nhiên, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020).
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2026 cho thấy diện tích vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 0,80% (100km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (12560km2 ) tập trung chủ yếu ở các huyện huyện Mộc Hóa, Thủ Thưà, tỉnh Long An, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pliocene dưới (n2 1 )
Tầng chứa nước Pliocene dưới là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của lưu vực sông Đồng Nai. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,24m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,72m/năm tại công trình Q022050 (TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,44m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,89m/năm tại công trình Q022050 TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,45m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,94m/năm tại công trình Q022050 TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020) . Tuy nhiên, khu vực xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An có tốc độ hạ thấp mực nước dưới đất có xu hướng giảm so với giai đoạn 5 năm trước (2015-2020).
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2025 cho thấy chỉ có một diện tích rất nhỏ vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 4,75% (1.020 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (21.470 km2 ) tập trung ở các huyện Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Tân Phước, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pliocene trên (n1 3 )
Tầng chứa nước Pliocene trên là một trong những tầng chứa nước khai thác chính của vùng Lưu vực sông Đồng Nai. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 5 năm gần nhất 2016-2021 là 0,09m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 0,54m/năm tại công trình Q604070 (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 10 năm 2011-2021 là 0,45m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 1,02m/năm tại công trình Q616070 TT Bến Lục, huyện Bến Lục, tỉnh Long An. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình giai đoạn 15 năm 2006-2021 là 0,46m/năm, tốc độ hạ thấp lớn nhất là 1,01m/năm tại công trình Q616070 TT Bến Lục, huyện Bến Lục, tỉnh Long An.
Kết quả dự báo phân vùng tốc độ hạ thấp cho 5 năm (2021- 2026) cho thấy xu hướng hạ thấp chung của toàn vùng phù hợp với xu hướng hạ thấp giai đoạn 5 năm trước (2015-2020).
Kết quả dự báo bằng mô hình tới năm 2026 cho thấy chỉ có một diện tích rất nhỏ vùng nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn chiếm 4,75% (1.020 km2 ) diện tích vùng phân bố nước nhạt (21.470 km2 ) tập trung ở các huyện Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Tân Phước, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ tỉnh Long An.
CHI TIẾT KẾT QUẢ DỰ BÁO NGUY CƠ HẠ THẤP MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ XÂM NHẬP MẶN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 –2026 XIN MỜI XEM
TẠI ĐÂY.