Lưu vực Sông Hồng - Thái Bình hiện nay có 156 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất. Trên lưu vực sông có các tầng chứa nước phân bố ở 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh. Bao gồm 3 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen (qh), tầng chứa nước Pleistocen (qp) và tầng chứa nước khe nứt Neogene và Triat (n & t). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước Holocen (qh) là 4.155.827 m3 /ngày, tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 13.108.361 m3 /ngày.
Tầng chứa nước Holocene (qh)
Đối với lớp chứa nước Holocene thượng (qh2)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 31/40 công trình mực nước dâng, 7/40 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/40 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 2,96m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67) và giá trị hạ thấp nhất là 0,19m tại P. Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (Q.129M1).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,26m tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội (Q.59a) và sâu nhất là -9,91m tại P. Thượng Thanh, Q. Long Biên, TP. Hà Nội (Q.121M1).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 23/40 công trình mực nước dâng, 9/40 công trình mực nước hạ và 8/40 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 1 đến 2m tập trung ở khu vực Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội, mực nước hạ từ 0,5 đến 1m tập trung ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam.
Đối với lớp chứa nước Holocene hạ (qh1)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 19/24 công trình mực nước dâng, 3/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/24 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,96m tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội (Q.55M1) và giá trị hạ thấp nhất là 0,08m tại TT. Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (Q.130M1).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,03m tại TT. Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Q.131) và sâu nhất là -11,84m tại P. Quán Trữ, Q. Kiến An, TP. Hải Phòng (Q.164a).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 14/24 công trình mực nước dâng, 5/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 5/24 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 0,5 đến 1m xuất hiện ở huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội, mực nước hạ từ 0,2 đến 0,5m xuất hiện ở huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, tỉnh Nam Định.
Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Đối với lớp chứa nước Pleistocene thượng (qp2)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 11/14 công trình mực nước dâng, 2/14 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 1/14 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,72m tại xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội (Q.176) và giá trị hạ thấp nhất là 0,06m tại TT. An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (Q.159a).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,09m tại P. Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Q.82) và sâu nhất là -17,16m tại P. Yết Kiêu, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội (Q.68a).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 6/14 công trình mực nước dâng, 5/14 công trình mực nước hạ và 3/14 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,2 đến 0,5m tập trung ở TP. Hà Nội, mực nước hạ từ 0,2 đến 0,5m xuất hiện ở Vĩnh Phúc.
Đối với lớp chứa nước Pleistocene hạ (qp1)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 48/62 công trình mực nước dâng, 8/62 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 6/62 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 3,14m tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.1aM1) và giá trị hạ thấp nhất là 0,28m tại xã Trực Phú, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Q.109a).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,14m tại P. Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Q.82a) và sâu nhất là -29,07m tại P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội (Q.63aM).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 36/62 công trình mực nước dâng, 21/62 công trình mực nước hạ và 5/62 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5 đến 1m tập trung ở khu vực TP. Hà Nội và mực nước hạ từ 0,5 đến 1m tập trung ở khu vực các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
Tầng chứa nước khe nứt Neogene và Triat (n & t)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 10/12 công trình mực nước dâng, 1/12 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 1/12 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 2,24m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.214) và giá trị hạ thấp nhất là 0,21m tại xã Trực Phú, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Q.109b).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,03m tại TT. Phú Minh, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội (Q.175b) và sâu nhất là -16m tại xã Trực Phú, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Q.109b).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 7/12 công trình mực nước dâng, 3/12 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 2/12 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 0,5 đến 1m xuất hiện tại Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội và mực nước hạ từ 0,2 đến 0,5m xuất hiện tại Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG – THÁI BÌNH THÁNG 7 NĂM 2022 XIN MỜI XEM
TẠI ĐÂY.