Lưu vực sông Sê San là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng diện tích lưu vực là 11.510km2. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Đối với tài nguyên nước dưới đất, lưu vực sông Sê San bao gồm 4 tầng chứa nước chính: lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp), khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước Q là 258.305m3 /ngày, tầng chứa nước β(qp) là 165.422 m3 /ngày, tầng chứa nước β(n2-qp) là 1.880.656 m3 /ngày, tầng chứa nước n là 146.922 m3 /ngày.
Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 6/8 công trình mực nước dâng, 1/8 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và 1/8 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 1,00m tại xã Mô Rai , huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (LK2Tm1) và hạ thấp nhất là 0,1m tại xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (LK4Tm1).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,73m tại xã Đắk Năng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum (LK132T) và sâu nhất là -11,46m tại xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (LK4Tm1).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với mực nước thực đo tháng 6 có xu thế hạ, có 5/8 công trình mực nước hạ, 3/8 công trình mực nước dâng. Mực nước hạ từ 2,0m đến 4,0m phân bố ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 6/7 công trình mực nước dâng, 1/7 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 5,38m tại xã Chư Á, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (CB1-I) và hạ thấp nhất là 0,12m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK160T).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,08m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK159T) và sâu nhất là -25,54m tại xã Chư Hrông, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK167T).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với mực nước thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 4/7 công trình mực nước dâng, 3/7 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 6,0m đến 8,0m phân bố ở xã Chư Á, TP.PleiKu, tỉnh Gia Lai và một công trình có mực nước hạ là phân bố ở xã Chư Hrông, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2- qp)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 9/12 công trình mực nước dâng, 2/12 công trình mực nước hạ và 1/12 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,62m tại xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK63T) và hạ thấp nhất là 0,21m tại xã Ia Chim, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum (LK130T).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -2,79m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK61T) và sâu nhất là -27,28m tại TT.Phú Hòa, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK162T).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với mực nước thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 9/12 công trình mực nước dâng, 3/12 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 2,0m đến 4,0m phân bố ở TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Mực nước hạ từ 0,05m đến 0,5m phân bố ở TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum và các huyện Chư Pah, huyện Đắc Đoa của tỉnh Gia Lai.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 12/12 công trình mực nước dâng. Giá trị dâng cao nhất là 1,32m tại xã Đắk Hrinh, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum (LK129T).
Trong tháng 6: Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,02m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK59T) và sâu nhất là -19,32m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK62T).
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo tháng 7 so với mực nước thực đo tháng 6 có xu thế dâng, có 9/12 công trình mực nước dâng, 3/12 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 2,0m đến 4,0m phân bố ở huyện Đắk Hà và TP.Kon Tum của tỉnh Kon Tum. Mực nước hạ từ 0,5m đến 2,0m phân bố ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN THÁNG 7 NĂM 2022 XIN MỜI XEM
TẠI ĐÂY.