Lưu vực sông Đồng Nai có 39 trạm thủy văn, 02 trạm tài nguyên nước. Đối với tài nguyên nước dưới đất, lưu vực sông Đồng Nai bao gồm 8 tầng chứa nước chính chia thành hai khu vực Đông Bắc và Tây Nam của lưu vực sông: Khu vực phía Tây Nam gồm 5 tầng: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2 ), tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1 ); khu vực phía Đông Bắc gồm 3 tầng: lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp).
Tài nguyên nước mặt
Tổng lượng nước
Mực nước trung bình mùa khô năm 2020 2021 trên sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh là 88010cm, tăng 21cm so với mùa khô năm trước. Giá trị mực nước lớn nhất là 88259cm (ngày 01/12), giá trị mực nước nhỏ nhất là 87964cm (13h ngày 17/2). Trong mùa khô năm 2020 - 2021, tại trạm Đại Ninh lưu lượng nước trung bình là 10,9m3 /s, tăng 8,0m3 /s so với mùa khô năm trước. Lưu lượng nước lớn nhất là 396m3 /s (ngày 01/12/2020), lưu lượng nước nhỏ nhất là 0,42m3/s (ngày 17/02/2021). Trong mùa khô năm 2020 -2021, tổng lượng nước trên sông Đa Nhim chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Đại Ninh vào khoảng 170,2 triệu m3 , tăng khoảng 123,8 triệu m3 so với mùa khô năm trước.
Mực nước trung bình mùa khô năm 2020 - 2021 trên sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên là 12718cm, tăng 53cm so với mùa khô năm trước. Giá trị mực nước lớn nhất là 12932cm (ngày 01/11/2020), giá trị mực nước nhỏ nhất là 12605cm (ngày 02/02/2021). Trong mùa khô năm 2020 - 2021, tại trạm Cát Tiên lưu lượng nước trung bình là 131,1m3 /s, tăng 28,0m3 /s so với mùa khô năm trước. Lưu lượng nước lớn nhất là 250m3 /s (ngày 01/11/2020), lưu lượng nước nhỏ nhất là 73,7m3 /s (ngày 02/02/2021). Trong mùa khô năm 2020 - 2021, tổng lượng nước trên sông Đồng Nai chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Cát Tiên vào khoảng 2,05 tỷ m3 , tăng khoảng 442,3 triệu m3 so với năm trước.
Chất lượng nước
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước theo chỉ số WQI tại trạm Đại Ninh cho thấy: trong 2 tháng 11, 12 năm 2020, chất lượng nước sông Đa Nhim bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021, chất lượng nước sông đã được cải thiện, có thể sử dụng tưới tiêu và các mục đích tương đương. Đến tháng 4 năm 2021, chất lượng nước sông kém, sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương khác.
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước theo chỉ số WQI tại trạm Cát Tiên cho thấy chất lượng nước sông trong mùa khô chủ yếu ở mức kém, đáp ứng sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương. Vào tháng 11 năm 2020 chất lượng nước sông bị ô nhiễm nặng, cần có các biện pháp xử lý thích hợp trong tương lai. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 2021, chất lượng nước sông rất tốt, có thể đáp ứng mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tài nguyên nước dưới đất
Khu vực phía Đông Bắc lưu vực sông Đồng Nai
Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -1,13m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (LK117T) và sâu nhất -8,24m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK107aT). Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm trước có xu thế dâng, 20 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 0,29m; 0,91m tại huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 8/8 công trình mực nước hạ. Mực nước hạ từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở tập trung ở TT.Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước trung bình nông nhất là -5,14m tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK112T) và sâu nhất -5,45m tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK113T). Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm trước có xu thế dâng, 10 năm, 20 năm trước có xu thế hạ.Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm trước trước lần lượt là 0,17m, 1,92m, 3,60m tại huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 2/2 công trình mực nước hạ. Mực nước hạ từ 0,5m đến 1m tập trung ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -1,49m tại P.Nghĩa Tân, TX.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (LK90T) và sâu nhất -123,55m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (C10o). Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước có xu thế dâng. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 3,40m; 6,19m; 8,24m; 9,45m tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, TP. Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 12/25 công trình mực nước dâng và 5/25 công trình mực nước hạ, 8/25 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước hạ từ 1m đến 2m tập trung ở Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Mực nước dâng từ 1m đến 2m tập trung ở xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Khu vực phía Tây Nam lưu vực sông Đồng Nai
Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -1,42m tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh (Q01302F) và sâu nhất -8,78m tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh (Q808020). Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm trước có xu thế dâng, 10 năm, 20 năm có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 0,72m; 0,56m; 0,86m; 2,01m tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh, huyện Vĩnh Hưng – tỉnh Long An.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 16/24 công trình mực nước hạ, 5/24 công trình mực nước dâng và 3/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh và mực nước hạ từ 1,0m đến 2,0m tập trung ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -2,43m tại xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q014340) và sâu nhất là -21,17m tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.Hồ Chí Minh (Q011340). Diễn biến mực nước dưới đất mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm trước có xu thế dâng 10 năm và 20 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảml ớn nhất so với cùng kỳ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 0,33m; 4,19m, 4,76m, 6,99m tại huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh, huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh, huyện Tân trụ - tỉnh Long An, huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 10/15 công trình mực nước hạ, 2/15 công trình mực nước dâng và 3/15 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,05m đến 0,2m tập trung ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh, mực nước hạ từ 1,0m đến 2,0m tập trung ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -2,20m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020) và sâu nhất là -18,16m tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q039340M1). Diễn biến mực nước dưới đất mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm trước có xu thế dâng, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước có xu thế. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 0,36m; 4,75m; 3,27m; 5,23m tại huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh và huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh, huyện Vĩnh Hưng – tỉnh Long An.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 13/17 công trình mực nước hạ, 3/17 công trình mực nước dâng và 1/17 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh và nước hạ từ 0,5m đến 1m tập trung ở phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2 )
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nông nhất là -3,13m tại Phường 1, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (Q22104Z) và nước sâu nhất là -23,01m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh (Q011040). Diễn biến mực nước dưới đất mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm trước có xu thế dâng, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 1,27m; 1,82m; 3,82m; 8,09m tại huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương, huyện Tân trụ - tỉnh Long An, huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 12/19 công trình mực nước hạ, có 5/19 công trình mực nước dâng và 2/19 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 1m tập trung ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương . Mực nước hạ từ 0,5m đến 1m tập trung ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1 )
Trong mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021: mực nước nông nhất là -5,53m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040) và sâu nhất là -22,88m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Diễn biến mực nước dưới đất mùa khô từ 11/2020 đến 4/2021 so với cùng thời điểm 1 năm trước có xu thế dâng, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm, 10 năm, 20 năm trước lần lượt là 0,86m; 1,96m; 7,51m; 9,29m tại TX Gò Công - tỉnh Tiền Giang, huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An, huyện Vĩnh Hưng - tỉnh Long An.
Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2021 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo cùng kỳ năm 2020, có 9/12 công trình mực nước hạ, có 2/12 công trình mực nước dâng và 1/2 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,2m đến 0,5m tập trung ở xã Bình Đông, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Mực nước hạ từ 1m đến 2m tập trung ở TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI MÙA MƯA NĂM 2021 XIN MỜI XEM
TẠI ĐÂY.