Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Ngày Nước thế giới năm 2020: Bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ sáu - 20/03/2020 11:02
Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh

Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh

Ngày Nước thế giới năm 22 tháng 03 năm 2020 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước và Biến đổi khí hậu” nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài nguyên nước, các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về vấn đề quản lý nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Phóng viên: Ngày Nước thế giới năm 2020 có chủ đề “Nước và Biến đổi khí hậu”. Xin ông cho biết, ý nghĩa của Ngày Nước thế giới năm nay và những hoạt động cụ thể để hưởng ứng sự kiện này?
 
Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh:

Ngày Nước thế giới năm 22 tháng 03 năm 2020 được Liên Hợp Quốc phát động với chủ đề là “Water and Climate change”- “Nước và Biến đổi khí hậu” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên nước. Theo đó, các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước sẽ giúp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và tăng tính thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
 
Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ và tần suất của thiên tai và các sự kiện cực đoan liên quan đến tài nguyên nước. Ủy ban Nước của Liên hiệp quốc (UN-Water) cũng dự đoán, hai phần ba dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025. Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, cần có các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Chính vì thế, chủ đề Ngày nước thế giới năm 2020 là Nước và Biến đổi khí hậu nhằmnhấn mạnh giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, theo đó các nhà hoạch định chính sách phải coi tài nguyên nước như một giải pháp thiết thực giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đối với cộng đồng người dân, thông qua các hoạt động nhỏ hằng ngày như sử dụng tiết kiệm nước cũng đã góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. 


Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh
 
Căn cứ điều kiện, tình hình thực tiễn hiện nay và chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi công văn phát động và đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các nội dung phù hợp hưởng ứng Ngày Nước thế giới, cụ thể như sau: 
 
Một là, treo băng rôn, pano, áp phích tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp nhằm tuyên truyền chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới năm 2020. 
 
 Hai là, tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các dự án, công trình lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh.
 
Ba là, tổ chức hội thảo, tọa đàm trực tuyến, hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, tăng tần suất và thời lượng đăng phát về chủ đề tài nguyên nước, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; hướng dẫn các cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền các nội dung về tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, dự báo, phòng chống thiên tai,…
 
Bốn là, đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường, thu gom ử lý chất thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước,...
 
Năm là, phát hiện, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, phòng, chống thiên tai và giải pháp, sáng kiến có hiệu quả trong giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

 
Phóng viên: Một trong những thông điệp của Ngày Nước Thế giới năm nay là quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên nước sẽ giúp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và tăng tính thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.  Ông có thể cho biết các giải pháp quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay cũng như các giải pháp lâu dài để đảm bảo an ninh nguồn nước như thế nào?   
 
Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh:

Có thể nói BĐKH đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với chúng ta đã từng dự báo. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước trên phần lớn các khu vực ở nước ta như hiện nay. Hệ quả của nó là dòng chảy trên hầu hết các sông, suối đều suy giảm nghiêm trọng, nhiều nơi đạt mức thấp kỷ lục. Kéo theo đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước, kể cả nước sinh hoạt....như chúng ta đã thấy. Điều đó cũng chứng minh trên thực tế, tài nguyên nước bị tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất trước diễn biến của BĐKH, kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế và môi trường. 
 
Chính tác động nhanh, mạnh và trực tiếp của biến đổi khí hậu như vậy nên mỗi quốc gia cần thiết quản lý, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên nước. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cơ quan quản lý tài nguyên nước đã xác định 6 giải pháp để nâng hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước đang rất dễ bị tổn thương. Đó là:
 
Thứ nhất, xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông lớn, đặc biệt là lưu vực sông Hồng, Cửu Long.
 
Thứ hai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát vệc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực tuyến.
 
Thứ ba, tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia để có đầy đủ thông tin về nguồn tài nguyên nước Việt Nam và hiện trạng khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
 
Thứ tư, giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn quan trọng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
 
Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các biện pháp sự dụng nước tiêt kiệm hiệu quả đến tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư.
 
Thứ sáu, thành lập và đưa vào hoạt động các Ủy ban lưu vực sông để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.
 
Đồng thời, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; tăng cường năng lực, bao gồm cả tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật, thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước từ trung ương đến các cấp ở địa phương.
 
Phóng viên: Trong những ngày gần đây, người dân cả nước, đặc biệt ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đang phải gồng mình đối mặt với tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Trước thực trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai những biện pháp nào để kịp thời để cảnh báo, phối hợp với các địa phương, thưa ông?
 
Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh:

Tình trạng hạn hán, thiếu nước năm nay xảy ra trên diện rất rộng, trải dài từ từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long và có diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa cũng như lượng dòng chảy trên các sông, suối trên phạm vi cả nước là rất thấp so với trung bình nhiều năm, hiện tượng này gây thiếu hụt lượng nước ngaytrong mùa mưa, lũ năm 2019. Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích hơn 6 tỷ m3 đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục trong suốt gần 30 năm vận hành.
 
Các tỉnh ở ĐBSCL tiếp tục chịu ảnh hưởng gay gắt bởi xâm nhập mặn. Sau thời điểm này, độ mặn có suy giảm nhưng còn duy trì ở mức cao trên sông Cửu Long.
 
Riêng khu vực sông Vàm Cỏ (Long An), sông Cái Lớn (Kiên Giang), vùng Cà Mau độ mặn cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào thời kỳ đầu tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 4, sau đó giảm dần.
 
Hạn hán, xâm nhập mặn vẫn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân ĐBSCL. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục chủ động các giải pháp ứng phó, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
 
Mùa mưa trên sông Mê Công và ĐBSCL nhiều khả năng sẽ đến muộn; khu vực này ít có khả xuất hiện mưa trái mùa trên diện rộng cùng với diễn biến dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công như hiện nay cho thấy trong thời gian tiếp theo của tháng 3 và tháng 4, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về ĐBSCL không được cải thiện. Do đó, nền mặn ở cửa sông Cửu Long tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 3; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn và vùng Cà Mau duy trì ở mức cao đến hết tháng 4; sau đó mới giảm dần.
 
 Cùng với hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, Bộ TN&MT đã có những hành động kịp thời để cảnh báo, phối hợp với các địa phương.
 
Trước tình hình thiếu hụt lượng mưa, dòng chảy nêu trên, ngay từ đầu mùa lũ năm 2019 (giữa năm), trên cơ sở dự báo, cảnh báo và nhận định của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo cho các địa phương trên phạm vi cả nước và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo. Đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo lượng nước cho các mục đích sử dụng nước từ Bắc Bộ đến Đông Nam Bộ cho mùa cạn năm 2020.
 
Đối với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, ngay từ khi kết thúc mùa lũ năm 2019 (tháng 9), trước tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước và nhận định sẽ xảy ra tình trạng các hồ chứa lớn sẽ thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng và kéo theo là vấn đề an ninh năng lượng trên phạm vi cả nước, nhất là vào thời kỳ nắng nóng và nhu cầu điện tăng cao vào tháng 5, tháng 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc họp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ chứa để họp bàn, thống nhất các phương án điều chỉnh việc vận hành các hồ chứa theo từng giai đoạn cụ thể (cuối mùa lũ, đầu mùa cạn; đầu mùa cạn; trước các đợt xả nước gia tăng và từ nay đến các tháng cuối mùa cạn) theo hướng sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước. Chính vì vậy, trong những đợt cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân vừa qua đã bảo đảm cấp đủ nước cho vụ Đông Xuân và đến nay, nguồn nước còn lại trong các hồ chứa lớn như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang có thể bảo đảm đủ nước cấp cho hạ du trong thời gian còn lại của mùa cạn.
 
Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020 vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng do các công tác dự báo, cảnh báo sớm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là sự chỉ đạo rất kịp thời của Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được triển khai thực hiện rất tốt nên thiệt hại cho hạn mặn mùa khô năm nay đã được giảm thiểu và tính đến nay khoảng trên 60% diện tích lúa Đông Xuân đã được thu hoạch. Chính vì vậy, mặc dù đến thời điểm hiện tại, mức độ hạn, xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp nhưng mức độ thiệt hại đã được giảm thiểu đáng kể. Có thể nói rằng, bước đầu cho thấy, đây cũng là một thắng lợi trong công tác chống hạn, xâm nhập mặn của nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, diễn biến xâm nhập mặn ở một số tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tra, Vĩnh Long, Tiền Giang,…vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, cần thiết phải có thêm nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa.


Công tác dự báo, cảnh báo sớm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương đã được triển khai thực hiện rất tốt nên thiệt hại cho hạn mặn mùa khô năm 2020 đã được giảm thiểu.
 
Đối với các lưu vực sông thuộc khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã  tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là Tổng cục Khí tượng thủy văn và Cục Quản lý tài nguyên nước trong công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình khí tượng, thủy văn. Trong đó, đã đôn đốc, chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh vận hành, điều tiết xả nước các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Hương, Vu Gia – Thu bồn, sông Ba, sông Sê San, sông Đồng Nai,… để góp phần vừa cấp nước cho hạ du vừa bảo đảm đủ nguồn nước cấp cho hạ du trong thời gian còn lại của mùa cạn, nhất là chuẩn bị bước vào thời kỳ nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước, sử dụng điện tăng cao. Mặc dù từ cuối mùa lũ, đầu mùa cạn, 11 lưu vực sông đều xảy ra tình trạng thiếu nước, nguồn nước các hồ chứa là rất hạn chế như đã nói ở trên nhưng tính đến nay, về tổng thể chỉ còn một vài lưu vực vẫn còn nguy cơ thiếu nước nhưng nếu được điều tiết hợp lý thì vẫn có thể đủ nước cấp cho hạ du trong thời gian còn lại của mùa cạn.
 
Đối với các hồ chứa đang có thiếu hụt nguồn nước, như hồ Cửa Đạt (sông Mã), Bình Điền (sông Hương), A Vương (Vu Gia - Thu Bồn), Ka Nak (Ba), Sê San 4 (Sê San), Đại Ninh (Đồng Nai),… Chúng tôi đã trình Lãnh đạo Bộ có văn bản phối hợp, chỉ đạo điều hành các hồ chứa. Các hồ chứa này do vẫn thiếu hụt nên phương án điều chỉnh giảm lưu lượng xả xuống hạ du cho phù hợp để bảo đảm đủ nước cấp cho từ 5-7 tháng còn lại của mùa cạn.
 
Phóng viên: Hạn hán, xâm nhập mặn dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và kéo dài. Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nào, thưa ông?
 
Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh: 

Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước, trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng tăng cường, nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng cực đoan, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn; giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và giám sát việc vận hành các hồ chứa cấp nước cho hạ du; đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò nguồn nước dưới đất để có thể cung cấp cho các vùng khan hiếm nước mà nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện không cấp tới được.
 
Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương,… 

Tài nguyên nước nước ta là hữu hạn và đang đối mặt rất nhiều thách thức lớn và có nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước mà hệ quả của nó là đe dọa đến đời sống dân sinh, ổn định kinh tế - xã hội. Theo tôi, điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để thay đổi nhận thức sâu, rộng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước, điều đó sẽ làm giảm tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu.
 
* Trân trọng cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: DWRM

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
2022 << 11/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 314

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 288


thoi trang cong so Hôm nay : 10814

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1822322

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 62391872

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi