Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Những cánh đồng cháy khô vì thiếu nước

Thứ hai - 05/07/2010 23:02
Nắng hạn gay gắt kéo dài khắp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Mặc dù chính quyền địa phương các cấp và người dân đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp chống hạn cứu lúa nhưng mọi phương án vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Người dân chỉ còn biết chờ mưa. Huyện ven biển Hậu Lộc là địa phương bị hạn hán nặng nhất của Thanh Hoá, trong đó có đến 65 nghìn người dân không có nước sinh hoạt.

Bất chấp dưới cái nắng chói chang mùa hè đổ lửa, hàng trăm người dân xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc miệt mài cặm cụi nhổ những cây mạ vàng úa. Đây là lần thứ 3 họ phải nhổ mạ già để tiếp tục chờ thời điểm thuận lợi thì gieo cấy lại. Trên đồng ruộng chỉ còn trơ lại ngọn cỏ dại nghiêng ngả theo gió, thi thoảng bắt gặp đàn trâu bò gặm nốt những đám mạ khô đã bị cháy thành rơm.

Quệt vội mồ hôi đang lăn trên khuôn mặt rám đen vì nắng, chị Trịnh Thị Chánh than thở: “Làm ruộng mà không có nước coi như không làm. Gần 2 triệu đồng đầu tư cho vụ lúa coi như mất trắng. Cuối tháng 5 đến giờ, nước chẳng có mưa. Nước lấy về ruộng chốc là cạn”.

Trong khi khung thời vụ đã hết thì ở một số diện tích ở các xã trong huyện Hậu Lộc chưa thể gieo trồng được. Xã Đại Lộc có 300 ha lúa bị hạn, trong đó có 200 ha bỏ hoang từ đầu vụ đến nay. Không có nước ngọt về chân ruộng, nắng nóng đã làm nước mặn xâm nhập khiến cho đất bị chua mặn khó có thể gieo trồng được bất kỳ loại cây gì. Mùa nông nhàn đến sớm, hầu hết thanh niên trong xã đều phải đi làm ăn xa mong kiếm ít tiền gửi về quê cho gia đình tạm sống qua ngày. Các loại máy móc, đầu kéo và nông cụ được phủ lớp bạt nằm im lìm trong góc sân. Chị Đỗ Thị Thuỳ lo lắng: “Nước ở ngoài sông bị nhiễm mặn rồi. Trời không mưa là dân mất mùa”.




“Nước ở ngoài sông bị nhiễm mặn rồi. Trời không mưa là dân mất mùa”.


Không chỉ nước cho sản xuất mà nước cho sinh hoạt cũng trong tình trạng khô hạn. Nơi còn nước thì lại bị nhiễm mặn. Hiện nay, gần 65.000 dân ở 5 xã vùng Đông kênh De không còn nước sinh hoạt, nhà máy cung ứng nước sạch có giá trị đầu tư hơn 10 tỷ đồng phải ngừng hoạt động vì không có nguồn nước ngọt để bơm.

Bà Nguyễn Thị Lan, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc cho biết, nhiều tháng nay, bà phải chèo đò vượt 1km qua sông Lạch Trường mua nước ngọt bên kia sông về pha với nước giếng khoan để dùng. Thiếu nước sinh hoạt, người dân ở các xã ven biển đang gặp phải bệnh dịch như đau mắt đỏ, tiêu chảy

Vụ mùa năm nay, trên địa bàn huyện Hậu Lộc gieo cấy được hơn 6.600 ha diện tích lúa và cây màu, trong đó hiện có gần 1.400 ha lúa bị hạn nặng và gần 200 ha ngô bị chết. Hầu hết, mực nước ở các sông, hồ, ao xuống xuống đến mức thấp nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân không thể ngồi chờ nước trời được nữa, bố trí lắp đặt thêm các máy bơm điện, dầu để canh ở các con nước thuỷ triều ít ỏi, bơm nước vào đồng ruộng. Trước đó 2 tháng có cơn mưa, chính quyền huyện đã tuyên truyền bà con phải hoành triệt ruộng, ao hồ để tích nước, vạo vét kênh mương, chuyển  đổi cây trồng phù hợp…

Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, Nguyễn Văn Hoằng băn khoăn: Điện lưới sẵn sàng nhưng trời vẫn chưa có mưa, nếu tình trạng hạn tiếp tục kéo dài 5-7 ngày nữa, thì số diện tích lúa bị chết sẽ chắn chắn tăng lên, nguy cơ thiếu đói là việc khó tránh khỏi; 

Hạn hán đã đánh trúng vào đầu tư cơ bản nhất của nông dân như: cây, giống, trâu bò và họ phải chịu tổn thất lớn, mất nhiều thời gian và thêm nhiều nguồn lực trợ cấp mới có thể gượng dậy được. Trước mắt, trong khi chờ mưa, hàng trăm tấn giống mạ của người dân Hậu Lộc cũng đã bị chết hoặc bị hủy vì đã quá tuổi. “Nắng như đổ lửa” từ ngày này đến ngày khác đã thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ, vắt kiệt sức của nông dân…/.






Nguồn tin: VOV

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi