Được thực hiện tại hơn 15 quốc gia với gần 32000 người tham gia và đặc biệt là hơn 3500 người đến từ 7 nước được chú trọng nhất là Mexico, Canada, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ và Anh, bản điều tra cho rằng chính sự cản trở trong tiếp cận với nguồn nước sạch và những căn bệnh chết người do nước gây ra là những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống hơn cả vấn đề ô nhiễm bầu không khí, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, tuyệt chủng các loài và thậm chí cả biến đổi khí hậu.
Cuộc điều tra cũng tiến hành lần lượt đánh giá, xếp loại các vấn đề theo các mức độ khác nhau, đó là: tính chất nghiêm trọng của các vấn đề về nước (ô nhiễm nước, khan hiếm nước sạch); mức độ quan tâm đối với vấn đề về nước (ô nhiễm nước, thiếu nguồn nước uống an toàn, thiếu nước trong nông nghiệp, giá nước cao); trách nhiệm của các bên liên quan (Chính phủ, các công ty, tập đoàn lớn, mỗi cá nhân); thái độ của mỗi cá nhân trước vấn đề về nước.
Trung Quốc: Người dân đang câu cá ở bên bờ sông Hoàng Hà - dòng sông phải chịu một lượng lớn chất thải từ các nhà máy sản xuất giấy và hóa chất của Trung Quốc
Hơn 90% người được đều tra bày tỏ rằng sự đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch là vấn đề nền tảng, không chỉ cho chính họ mà còn cho tất cả mọi người. Họ cũng nói rằng, giáo dục là yếu tố tối quan trọng giúp mọi người hiểu rõ được quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.
Dưới đây là một số điểm nhấn cho thấy các góc nhìn của mỗi người dân từ 7 quốc gia đối với cuộc khủng hoảng:
• Ô nhiễm nguồn nước là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc khủng hoảng nước; khan hiếm nước sạch đứng gần ngay sau đó. Mức độ lo ngại về cả 2 vấn đề đang có xu hướng tăng cao dần ở các nước đang phát triển.
• Người dân đến từ Mêxicô và Ấn Độ, những nước có tốc độ phát triển nhanh và dựa chủ yếu vào nền nông nghiệp và phát triển kinh tế, đều cho thấy mối bận tâm của họ đối với vấn đề khan hiếm nước luôn ở mức dộ cao nhất đặc biệt là ở vùng dựa chủ yếu vào trồng trọt.
• Trong 7 nước: Mexico, Canada, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ và Anh, những người được phỏng vấn đều trả lời quả quyết rằng Chính phủ là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với vấn đề bảo đảm nguồn nước sạch.
Ấn Độ: một bé trai 7 tuổi đang xếp hàng đợi đến lượt để lấy nước ngay bên ngoài nhà mình ở Sanjay Colony.
• Những người trả lời cũng nói rằng, đứng ngay đằng sau Chính Phủ chính là những công ty, tập đoàn lớn- những đơn vị sẽ cùng phải chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn nước sạch.
• Ngoại trừ Ấn Độ, nơi mà hơn 60% người trả lời nói rằng họ “rất lo ngại” thì gần một nửa số người trả lời trong 6 nước còn lại cho rằng họ không quá thực sự lo lắng về vấn đề chi phí cao cho sử dụng nước.
Nhấn
vào đây để có bản copy của GlobeScan/Circle of Blue Report [pdf]