Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Sông Hoàng Hà - Đối mặt với thách thức

Thứ bảy - 10/10/2009 00:05
Sông Hoàng Hà - Đối mặt với thách thức

Sông Hoàng Hà - Đối mặt với thách thức

Hạn hán kéo dài, lũ lụt và ô nhiễm nghiêm trọng cùng với sự phát triển bùng nổ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tốc độ đô thị mạnh mẽ đã đặt ra cho Trung Quốc những thách thức to lớn trong việc thực hiện quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước.
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 Trung Quốc, xếp sau sông Trường Giang, và cũng là con sông dài thứ 6 trên thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở phía Tây Trung Quốc, với chiều dài 5500 km, nó vắt ngang vùng đồng bằng rộng lớn phía Bắc, và chảy qua 9 tỉnh thành trước khi đổ ra biển Bột Hải.  Lưu vực sông rộng 795.000 km2 là nơi sinh sống của 110 triệu người dân (năm 2000). Tính đến năm 2000, đã có khoảng 26,4% khu vực được đô thị hóa. Hoàng Hà cũng được biết đến như là cái nôi của văn minh Trung Hoa, con sông mẹ của Trung Hoa đại lục và hiện là trung tâm phát triển chính trị, kinh tế xã hội của Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu và xu hướng giảm dần lượng mưa

Hơn 60% lượng mưa trung bình hàng năm ở lưu vực sông tập trung vào giữa tháng 7 và tháng 9, khoảng 454mm (1956-2000). Lượng mưa thấp nhất đạt 372mm và cao nhất là 671 mm. Có thể thấy rõ xu hướng giảm dần về lượng mưa ở cả khu vực. Trong thập kỷ 90, tình trạng hạn hán lan rộng và kéo dài, lượng mưa trung bình lúc đó đã giảm 7.5% so với mức trung bình trong dài hạn. Dựa theo cơ chế của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa hàng năm, có thể dự đoán được vào năm 2080, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên đến 390C. Hiện tượng nóng lên này cũng sẽ làm giảm đáng kể sự sẵn có của nguồn nước. Chính vì vậy, công tác nâng cao năng lực quản lý và áp dụng kỹ thuật hiện đại trong quản lý tài nguyên nước là vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong tương lai để sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả hơn, tránh được sự khan hiếm nước gay gắt ở lưu vực sông.

Tài nguyên quốc gia: suy giảm cả về chất lượng và số lượng

Trong giai đoạn 1956-2000, lượng nước được khôi phục lại hàng năm vào khoảng 66,1 tỷ m3, trong đó bao gồm cả 17,2 tỷ m3 nước ngầm. Tuy nhiên, trong năm 2000, tổng lượng nước có khả năng cung cấp được chỉ ở khoảng 48,4 tỷ m3. Nhu cầu nước ở lưu vực sông tăng mạnh từ 10 tỷ m3 trong năm 1949 lên đến 37.5 tỷ m3 trong năm 2006. Trong năm 2000, lượng  nước ngầm khai thác ở lưu vực là 10,7 tỷ m3 và có khoảng 380.000 giếng khoan đã được xây dựng. Do đó, vấn đề khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm đang là một mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt ở những ở thành phố vừa và lớn dọc theo lưu vực sông. Các hồ ở Tế Nam cũng đã trở nên khô cạn vào cuối những năm 1990 và tại 65 địa điểm khác, mực nước ngầm cũng đã sụt giảm đáng kể do sự khai thác quá mức. Sự phát triển kinh tế đi đôi với tăng trưởng dân số và đô thị hóa nhanh là những yếu tố tác động lớn nhất đến chất lượng nguồn nước. Khối lượng của nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra sông Hoàng Hà đã tăng gấp đôi, lên đến 4.2 tỷ m3 một năm kể từ những năm 1980. Con sông cũng là nơi tiếp nhận hơn 300 chất ô nhiễm, và hiện nay chỉ còn khoảng 60% lượng nước trên sông là phù hợp để cung cấp nước uống. Sự suy giảm về chất lượng không chỉ gây ra các vấn đề môi trường mà còn làm giảm cả số lượng nước sông. Căn cứ theo luật Chống gây ô nhiễm nguồn nước, một khung pháp chế đang được xây dựng để có thể bảo vệ nguồn nước được tốt hơn. Những quy định và  các tiêu chuẩn cần thiết cũng được bổ sung. Cùng lúc đó, Luật Chống Ô nhiễm nguồn nước tại  sông Hoàng Hà cũng đang được tiến hành sửa đổi.

Giai đoạn từ năm 1971 đến 1987 có rất nhiều công trình thủy lợi, phòng chống lũ và thủy điện đã được xây dựng. Trong năm 2000 có 23 đập lớn cùng hơn 10.000 hồ chứa với tổng dung tích chứa là 62 triệu m3 đã đưa vào vận hành. Sản xuất điện ở lưu vực đạt 40TWh một năm. Tốc độ lan rộng của hệ thống tưới tiêu cũng ngày càng nhanh chóng. Diện tích tưới tăng từ 8.000 km2 năm 1950 lên 75.000 km2 năm 2000. Nhu cầu nước tưới cũng tăng đều, đạt 38.1 tỷ m3 năm 2000. Mặc dù  theo như kế hoạch phân phối nước sông Hoàng Hà, xu hướng sử dụng nước đang dần trở nên ổn định vào đầu năm những năm 1980 và lượng nước dùng cho nông nghiệp cũng bắt đầu giảm kể từ năm 2000, nhưng trên thực tế, lượng nước phục vụ nông nghiệp vẫn chiếm 84% tổng lượng tiêu thụ, tiếp theo đó là 9% trong công nghiệp và hộ tiêu dùng là 5%. 2% còn lại tính vào sử dụng cho các vấn đề môi trường (2006). Bên cạnh đó nhiều biện pháp như tái sử dụng, chuyển nước từ các khu vực bên ngoài đã được thực hiện để có thể bù đắp được lượng thiếu hụt do nhu cầu tiêu dùng đã vượt quá khả năng cung cấp nước ở lưu vực.

Khung chính sách và sự ra quyết định 

Nhu cầu nước dùng ngày một tăng cao do sự bùng nổ phát triển kinh tế đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trên phạm vi toàn quốc. Để ứng phó tình trạng này, Trung Quốc đã phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư vào các khu vực sử dụng nước, bổ sung thêm các đạo luật để giảm thiểu được sự thiếu hụt nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Trong thập kỷ 1990 nhiều đạo luật đã được thông qua, như Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo tồn đất và nước, Luật Phòng chống lũ lụt, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đánh bắt thủy sản, Luật Khoáng sản… Bên cạnh đó một số các quy định quản lý tài nguyên nước có liên quan cũng đã được ban hành. Trong năm 2000, Luật Tài nguyên nước mới đã được thông qua, nhấn mạnh vai trò của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước; vạch rõ con đường cho quá trình chuyển đổi từ việc coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển sang chiến lược phát triển hướng vào các nguồn tài nguyên mà trọng tâm ở đây chính là khả năng sẵn có của nguồn nước.

Ở cấp độ lưu vực sông, năm 1946, Ủy ban bảo tồn sông Hoàng Hà (YRCC) đã được thành lập, có vai trò quản lý nguồn tài nguyên tại lưu vực dưới sự ủy quyền của Bộ Tài nguyên nước và Hội đồng quốc gia. YRCC tiến hành soạn thảo và thực hiện kế hoạch phát triển lưu vực, quyết định việc phân bổ nguồn nước ở cấp tỉnh và chịu trách nhiệm xây dựng, bảo dưỡng các công trình (trừ các đập lớn), phát triển nguồn nước và phòng chống lũ lụt. Việc phân bổ nguồn nước được dựa trên kế hoạch tổng thể phê duyệt bởi Hội đồng quốc gia năm 1987. Theo đó, các tỉnh nằm thuộc phạm vi giữa lưu sông được tiếp nhận khoảng 22% lượng dòng chảy. Số còn lại chia đều trong các tỉnh ở khu vực thượng lưu và hạ lưu. Việc phân bổ này sẽ được xem xét lại hàng năm để có thể phản ánh được sự biến đổi của nguồn nước theo mùa nước. Cũng kể từ năm 2000, theo cách tiếp cận mới nhất thực hiện bởi Bộ Tài nguyên nước, việc quản lý nguồn nước và các hoạt động có liên quan ở lưu vực sông Hoàng Hà đều phải hướng đến lợi ích tổng hợp của tất cả các ngành và các khu vực trong lưu vực. YRCC cũng đã tiến hành xây dựng  kế hoạch sử dụng nước dựa trên mô hình cung cầu trong dài và trung hạn để cân bằng được khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về nước. Kế hoạch sử dụng nước hàng năm được ban hành đến người sử dụng để bảo đảm sự ưu tiên cung cấp nước cho một số vùng đặc biệt khô hạn. Thêm vào đó, YRCC cũng ban hành các quy định nhằm khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước, áp dụng các biện pháp sử dụng nước hiệu quả ở nông thôn và tăng cường công nghệ tối thiểu lượng nước dùng cũng như nước thải ra trong sản xuất công nghiệp, thiết lập hệ thống định giá theo giá trị thị trường.

Những thách thức chủ yếu

Quản lý trầm tích:

Sở dĩ con sông có tên Hoàng Hà (Yellow River) chính bởi là do màu vàng của lượng phù sa màu mỡ mà nó có được khi chảy qua vùng cao nguyên hoàng thổ rộng 640.000 km2. Đặc tính của lượng hoàng thổ ở đây là rất dễ bị ăn mòn, do đó 1 khối lượng lớn phù sa đã bị mang theo dòng chảy của dòng sông. Khối lượng của lớp trầm tích bị cuốn theo hàng năm này nặng khoảng 1,6 tấn; trong số đó chỉ có 25% là đổ ra biển phần còn lại là lắng xuống, làm cho đáy sông không ngừng dâng cao từ 5 đến 10 cm/ một năm. Cũng chính bởi vậy mà công tác bồi đắp đê luôn cần được tiến hành thường xuyên, theo những giai đoạn nhất định. Không chỉ thế, việc quản lý nước sông cũng trở nên đặc biệt khó khăn hơn đặc biệt ở vùng hạ lưu do ảnh hưởng của các lớp trầm tích này đến hình thái của các kênh dẫn.

Đáp ứng các yêu cầu môi trường

Tại những nơi cần được đáp ứng những ưu tiên hàng đầu về môi trường, YRCC phải tiến hành rửa trôi lớp bồi lắng ở đáy sông nhằm giảm thiểu được các vấn đề phát sinh từ chính các lớp trầm tích. Công tác bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì các vùng đất ẩm ướt và đánh bắt cá ở cửa sông cũng là một mối quan tâm môi trường hàng đầu. Dòng chảy tối thiểu cần thiết để rửa trôi các lớp này là khoảng 14 tỷ m3 , ngoài ra còn cần thêm 5 tỷ m3 nữa để đáp ứng các yêu cầu môi trường. Trong tình trạng toàn bộ lượng nước mặt đã được đưa vào sử dụng, nhu cầu không ngừng nâng cao trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cùng với thay đổi khí hậu ngày càng phức tạp làm tăng thêm áp lực cho các nguồn tài nguyên thì việc giải quyết  các thách thức này càng khó khăn hơn nhất là vẫn bảo đảm được dòng chảy tối thiểu mà hiện này chỉ đang bằng 1/3 tổng dòng chảy hàng năm.

Đối phó với lũ lụt và hạn hán:

Trong suốt chiều dài lịch sử, sông Hoàng Hà đã cướp đi mạng sống của hàng triệu con người. Từ năm 206 trước Công nguyên đến 1949 sau Công nguyên trên lưu vực sông đã xảy ra gần 1092 trận lũ lớn, 1500 con đê bị vỡ, 26 lần đổi dòng và 1056 trận hạn hán. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng rộng lớn ở phía bắc Trung Quốc luôn luôn có xu hướng bị lũ lụt. Năm 1949, với sự thành lập của Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quy hoạch phòng chống lũ lụt đã được xây dựng  cùng rất nhiều công trình thủy điện lớn, đã giảm thiểu được phần nào những mất mát và tổn thất nặng nề do lũ lụt gây ra.

Các hoạt động như đắp đê, xây dựng hồ chứa, chặn nước lũ tại nhiều khu vực đã được tiến hành để nâng cao khả năng phòng chống lũ và năng lực kiểm soát hạn hán. Hệ thống phòng chống lũ lụt ở Trung Quốc được thiết kế dựa trên lượng nước lũ lớn nhất ghi nhận từ năm 1950 trên các con sông lớn và tần suất lũ từ 5 đến 10 năm trên các con sông nhỏ.

Các biện pháp phòng chống lũ phi công trình cũng đang được hoàn thiện hơn, phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống dự báo, cảnh báo lũ và thực hiện các luật, quy định, chính sách... bảo gồm cả hoạt động quản lý kênh dẫn và kiểm soát tình hình định cư ở những nơi thường xảy ra lũ lụt. Các mối nguy hiểm tiềm tàng cũng đã được giảm thiểu ở cả mức độ kinh tế và xã hội song song với việc xây dựng kế hoạch kiểm soát lũ lớn. Bên cạnh đó, YRCC đã phối hợp cùng các địa phương thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông và Thiểm Tây thành lập nên Trụ sở phòng chống bảo lũ và giảm nhẹ hạn hán sông Hoàng Hà giúp cung cấp thêm nhiều nguồn dữ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch giảm thiểu tác động thiên tai, thảm họa.








Tác giả bài viết: Hoàng Hà

Nguồn tin: World water development report Case Study 3

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 110


thoi trang cong so Hôm nay : 28938

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 283100

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49770235

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi