Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Sông Nhuệ kêu cứu

Thứ hai - 15/06/2009 22:51
Nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm, nhưng nông dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vẫn phải dùng để bơm tưới ruộng.

Nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm, nhưng nông dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vẫn phải dùng để bơm tưới ruộng.

Có nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu, thoát nước quan trọng cho một số tỉnh phía bắc trước khi đổ ra biển, nhưng sông Nhuệ phải oằn mình tải tới 71% nước thải của Hà Nội.
Cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải của nhiều khu công nghiệp, khu làng nghề không qua xử lý đâm thẳng ra sông.

Nặng nề tải đủ các loại nước thải

Lưu vực sông Nhuệ là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta, là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trên lưu vực sông đi qua. Vì vậy, tháng 6.2008, Thủ tướng đã phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020 với tổng mức đầu tư khoảng 3.335 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm của chúng chưa thấy dấu hiệu được cải thiện. Nước thải chưa qua xử lý từ các khu đô thị mới Định Công, Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Pháp Vân (huyện Thanh Trì), Mễ Trì (huyện Từ Liêm), Văn Quán (Hà Đông)... hằng ngày cứ vô tư xả ra sông Nhuệ.

Ô nhiễm hơn là nước thải của hơn 100 làng nghề (với khoảng 50.000 - 60.000m3/ngày đêm) của Hà Nội, với nhiều loại hình như dệt nhuộm, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tái chế nhựa... cũng vô tư xả ra sông. Đây lại là trách nhiệm rất lớn của chính quyền địa phương, khi chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà quên đi yêu cầu phát triển bền vững mà Chính phủ vẫn luôn yêu cầu.

Xử lý nửa vời

Thời gian vừa qua, Phòng PC36 - Công an Hà Nội đã điều tra cơ bản một số cơ sở sản xuất công nghiệp, đã xác định hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh (chưa kể các làng nghề) có hoạt động xả thải qua 35 điểm cống, kênh tiêu chảy ra sông Nhuệ với mức độ ô nhiễm rất cao.

Trong đó, điển hình như Xí nghiệp cơ điện hóa chất thuộc Cty cổ phần cơ khí 75 ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, xả nước thải không qua xử lý chảy vào sông Nhuệ với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó chỉ số COD vượt 9 lần, chỉ số Cr vượt 147 lần; Cty TNHH thương mại Bảo Anh và xưởng mạ của Trần Hữu Kiên thuộc xã Tây Mỗ, Từ Liêm có một số chỉ số nước thải vượt chỉ tiêu cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần (chỉ số COD, kim loại nặng...).

Thậm chí, không ít cơ sở có hệ thống xử lý, nhưng nước thải vẫn đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, như Cty cổ phần dệt Hà Đông, nước thải vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần (thời điểm tháng 8.2008). Đến tháng 1.2009, khi Thanh tra Sở TNMT đến kiểm tra lại, thì tình trạng... vẫn vậy và cơ sở này một lần nữa chấp nhận nộp phạt hành chính 20 triệu đồng (!?). Điều đáng quan ngại là các cơ sở này thà chấp nhận nộp phạt, chứ không chịu khắc phục hiện trạng.

Ngoài ra, tổng lượng rác thải của nội thành Hà Nội khoảng 2.000m3/ngày đêm, nhưng lượng thu gom chỉ được 800m3, phần còn lại cuối cùng cũng lại đổ vào sông Nhuệ.

Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, chắc chắn sông Nhuệ sẽ ngày càng ô nhiễm nặng nề, mặt sông ngày càng bị thu hẹp, dòng chảy ngày càng bị hạn chế và nếu không có biện pháp ráo riết, kịp thời, chắc một ngày không xa nó lại giống như hiện trạng buồn của sông Tô Lịch, sông Sét... Việc cứu vãn chúng không hề đơn giản và bài học về sông Tô Lịch vẫn còn nóng hổi: Đã tốn rất nhiều tiền, công sức từ hơn 30 năm nay, nhưng tình hình cải thiện chẳng được là bao. 





Nguồn tin: Duy Hưng - Báo Lao động 15/6

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi